Sau sinh có ăn được dứa không là thắc mắc nằm trong loạt những câu hỏi mà mẹ bầu quan tâm. Dứa có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều vitamin và chất xơ. Dứa hầu như không có protein hay chất béo. Tuy nhiên dứa cũng chứa nhiều axit hữu cơ, nên mẹ thường lo lắng khi ăn dứa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con. Vậy mẹ sau sinh ăn dứa được không?
Hàm lượng dinh dưỡng có trong quả dứa
Quả dứa hay còn được gọi với tên khác là quả thơm. Đây là một loại trái cây có nhiều nước, vị ngọt pha chua rất ngon và là món ăn yêu thích của nhiều người. Hàm lượng dinh dưỡng trong dứa rất dồi dào mà ta có thể kể đến như: vitamin A, B6, K, mangan, kali, magie, sắt, kẽm, canxi. Đặc biệt, dứa chứa tới 131% giá trị vitamin C chống oxy hóa hàng ngày và tổng hợp collagen.
Vitamin C trong dứa còn giúp cho chị em các vấn đề về da như bị cháy nắng, bị khô da, giảm viêm và chống lại sự tổn thương của các gốc tự do. Bên cạnh đó, trái dứa còn là một loại trái cây có hàm lượng chất xơ cao. Ăn dứa giúp chị em ngăn ngừa chứng táo bón, mang lại một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Mẹ sau sinh có ăn được dứa không?
Theo các nghiên cứu chỉ ra, trong 100mg dứa mẹ tiêu thụ thì có 16mg canxi được hỗ trợ cho bé thông qua việc bú sữa mẹ. Lượng canxi này sẽ giúp cho trẻ tránh tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng và chậm lớn.
Bên cạnh đó, một lượng lớn vitamin C, sắt, kali, photpho trong dứa sẽ giúp tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa oxy hóa cho cả mẹ và con. Chất alpha hydroxy giúp loại bỏ tế bào chết và tái tạo lại làn da cho mẹ sau sinh.
Những lợi ích của việc ăn dứa
Cải thiện khả năng sinh sản
Dứa có chứa chất chống oxy hóa như vitamin C, beta-caroten và nhiều loại vitamin khác có tác động tích cực đến khả năng sinh sản của nam và nữ. Chất chống oxy hóa được chứng minh giúp tăng lưu lượng máu. Bên cạnh đó các vitamin trong dứa còn giúp khôi phục sự hình thành mô thích hợp trong các cơ quan sinh dục.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Dứa hỗ trợ sức khỏe tim nhờ vào hàm lượng chất xơ, kali và vitamin cao. Một nghiên cứu kết luận rằng người uống nước ép từ dứa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Dứa giúp giảm viêm và phục hồi huyết áp khỏe mạnh nhờ các chất chống oxy hóa. Dứa còn giúp cải thiện sức khỏe của tim vì tác dụng của bromelain, chống lại quá trình đông máu làm giảm nguy cơ đau tim.
Ngừa hen suyễn
Nguyên nhân của bệnh hen suyễn thường do các tác nhân như bị nhiễm độc từ ô nhiễm, dinh dưỡng kém, lạm dụng kháng sinh và bị căng thẳng gây ra. Với chất beta-carotene có trong dứa sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn thông qua khả năng giải độc.
Hỗ trợ sức khỏe thần kinh
Một trong những lợi ích khác của dứa là cải thiện tâm trạng, chống trầm cảm và lo lắng. Dứa cung cấp axit amin tryptophan. Chất này được cơ thể sử dụng để sản xuất serotonin hay còn được gọi là hormone hạnh phúc, hỗ trợ hệ thống thần kinh.
Giảm viêm khớp
Ăn dứa sẽ giúp cho chị em được cung cấp chất bromelain. Chất này giúp tăng tốc độ chữa lành cho những người bị viêm khớp và đau khớp. Chất bromelain có trong dứa còn rất hữu ích khi điều trị chấn thương thể thao như bong gân và làm giảm đau.
Hỗ trợ tiêu hóa
Dứa đóng vai trò là trợ thủ đắc lực trong hệ tiêu hóa. Ăn dứa giúp chị em thuyên giảm các triệu chứng viêm loét đại tràng, trào ngược axit. Dứa còn giúp chị em ngăn ngừa phản ứng tự miễn do dị ứng thực phẩm. Chất xơ trong dứa giúp ngăn ngừa táo bón, đầy hơi.
Những điều mẹ cần lưu ý khi ăn dứa sau sinh
Các chuyên gia cũng khuyên rằng mẹ đang cho con bú không nên ăn quá nhiều dứa. Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Chất pepin bên trong dứa có thể làm giảm lượng estrogen dẫn đến việc mẹ bị tắc sữa.
Mẹ cũng không nên uống nước dứa ép khi đói bụng. Lúc này axit hữu cơ của dứa sẽ tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày. Nó sẽ gây ra cảm giác khó chịu. Mẹ cũng cần lưu ý gọt vỏ dứa một cách kĩ càng trước khi ăn. Ở những mắt của dứa luôn chứa một loại nấm tên candida tropicalis. Nếu ăn phải, bạn có thể dễ bị ngộ độc.
Kết
Với những lợi ích của trái dứa được nêu trên, bây giờ mẹ có thể trả lời được câu hỏi ‘mẹ sau sinh ăn dứa được không?” Tuy nhiên mẹ nên nhớ ăn một cách có chừng mực. Mẹ không nên ăn dứa còn sống, chỉ nên ăn dứa chín sau khi ăn cơm 30 phút.
Xem thêm:
- Ăn dứa tăng khả năng thụ thai đúng hay sai?
- Mẹ bầu nên ăn dứa từ tuần bao nhiêu để dễ chuyển dạ và sinh con không đau?
- Các cụ bảo gần sinh mẹ bầu nên ăn dứa giúp mau đẻ? Bác sĩ nói sao về điều này?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!