Sau sinh bụng cứng có phải là triệu chứng của bế sản dịch?

Nếu không được can thiệp và xử lý kịp thời, sản dịch trong tử cung không được thoát ra ngoài có thể bị nhiễm khuẩn, gây ra tình trạng chảy máu không cầm hay rối loạn đông máu và có thể nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau sinh bụng cứng có thể là dấu hiệu của tình trạng bế sản dịch hay còn gọi là bế tắc sản dịch sau sinh. Vậy bế sản dịch có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách ngăn ngừa trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh

Vì sao sau sinh bụng cứng có thể là dấu hiệu của bế sản dịch?

Sau khi sinh, nhau thai trong bụng mẹ sẽ được lấy ra ngoài. Tử cung của người mẹ lúc này sẽ co lại thành một khối cầu và khi mẹ sờ phần bụng dưới sẽ thấy bụng có cục cứng. 

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Thông thường, sau sinh, tử cung của người mẹ sẽ co hồi 1-1,5 cm mỗi ngày, đi kèm là việc các chất trong lòng tử cung ( hay còn gọi là sản dịch) chảy ra ngoài theo đường âm đạo. Bế sản dịch là tình trạng sản dịch bị ứ đọng lại trong lòng tử cung không thoát được ra ngoài. Tình trạng này nếu không được can thiệp và giải quyết triệt để và kịp thời sẽ dễ dẫn đến nhiễm khuẩn sản dịch, chảy máu khó cầm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thông thường, quá trình đào thải này kéo dài khoảng  2 – 6  tuần, tối đa là 45 ngày tùy vào cơ địa của mỗi người. Vì vậy có người sẽ ra hết sản dịch nhanh, có người sẽ còn bị ứ đọng lại trong tử cung và bị bít tắc gây nên tình trạng bế sản dịch sau sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số triệu chứng khác của bế sản dịch sau sinh

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam: Triệu chứng thường gặp của tình trạng bế sản dịch sau sinh bao gồm sờ thấy khối cứng ở bụng, căng tức, đau vùng hạ vị, sốt nhẹ…

Ngoài hiện tượng sau sinh bụng cứng, bụng dưới bị đau tức, nếu mẹ mắc phải các triệu chứng sau đây, đó có thể là dấu hiệu của bế sản dịch sau sinh:

  • Lượng sản dịch chảy ra ít
  • Sản dịch có mùi hôi tanh, khó chịu do bị nhiễm trùng
  • Cổ tử cung bị đóng kín, khi dùng tay ấn vào đáy tử cung thì thấy có sản dịch màu đen sậm, hôi và có cảm giác đau

Nguyên nhân bế sản dịch sau sinh?

Bế sản dịch sau sinh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do thể trạng sức khỏe của người mẹ yếu, mẹ bị mất quá nhiều máu trong khi sinh nên tử cung co hồi chậm.

Ngoài ra, các trường hợp thai to, đa thai, đa ối, chuyển dạ trong lúc sinh kéo dài khiến tử cung bị giãn căng quá mức dẫn đến trương lực cơ tử cung của người mẹ bị kém.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối với trường hợp mẹ sinh mổ mà chưa vào giai đoạn chuyển dạ, lúc này cổ tử cung có thể bị đóng kín làm cho sản dịch không thoát ra ngoài được dẫn đến tình trạng bế sản dịch sau sinh.

Một số nguyên nhân như bụng mẹ còn sót lại nhau thai hay mẹ ít vận động sau khi sinh cũng khá phổ biến.

Bế sản dịch sau sinh có nguy hiểm không?

Nếu không được can thiệp và xử lý kịp thời, sản dịch trong tử cung không được thoát ra ngoài có thể bị nhiễm khuẩn, gây ra tình trạng chảy máu không cầm hay rối loạn đông máu và có thể nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

Làm thế nào để ngăn ngừa bế sản dịch sau sinh?

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, để phòng ngừa tình trạng bế sản dịch sau sinh, các mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Vệ sinh cá nhân đúng cách và hợp lý nhằm tránh tình trạng nhiễm khuẩn sản dịch, dễ gây viêm nhiễm âm đạo và tử cung.

– Vận động nhẹ nhàng, hạn chế nằm nhiều để sản dịch dễ dàng lưu thông một cách hiệu quả.

– Cho bé bú sớm nhằm kích thích việc co bóp tử cung nhiều hơn nhằm đẩy sản dịch ra ngoài.

Cụ thể hơn:

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Tử cung người mẹ sau khi sinh sẽ thực hiện quá trình co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài dần dần. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài có cơ hội xâm nhập vào tử cung qua đường sinh dục. Vì vậy, để tránh gây viêm nhiễm âm đạo, việc vệ sinh vùng kín sau sinh là vô cùng quan trọng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy chăm chỉ vệ sinh vùng kín bằng nước ấm hoặc nước muối loãng và thay băng vệ sinh 4 – 6 giờ/lần, không nên sử dụng tampon trong 4 – 6 tuần sau sinh để ngăn ngừa bế sản dịch.

Lưu ý tắm gội vệ sinh hàng ngày, tránh kiêng cữ thiếu khoa học gây nên tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm. Chỉ cần chú ý tắm nhanh trong phòng kín gió, không sử dụng bồn tắm, lau thật khô cả người là được.

Ngoài ra, mẹ không nên tự ý dùng xà phòng hay dung dịch vệ sinh và tuyệt đối không thụt rửa âm đạo để tránh gây tổn thương cho vùng kín.

Dành một chút thời gian để cơ thể vận động mỗi ngày

Sau khi sinh, người mẹ cần được nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng. Tuy nhiên, việc nằm một chỗ quá lâu khiến tử cung không thể co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Vì vậy hãy cố gắng để cơ thể được vận động ở mức độ vừa phải.

Việc đi bộ ngắn mỗi ngày giúp mẹ phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ sản dịch bị ứng đọng gây nên tình trạng bế sản dịch. Nếu mệt, mẹ có thể cử động chân, tay nhẹ nhàng, ngồi xuống đứng lên tại chỗ để máu huyết được lưu thông.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, mẹ nên chú ý thường xuyên thay đổi tư thế nằm, nghiêng trái, nghiêng phải để tốt cho quá trình lưu thông máu. Đặc biệt không nên nằm bắt chéo chân vì sẽ gây cản trở việc đẩy sản dịch ra ngoài.

Ăn uống đủ dinh dưỡng

Bổ sung đủ vitamin khoáng chất

Để phòng ngừa tình trạng bế sản dịch sau sinh, các mẹ nên bổ sung đa dạng các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, vitamin A, vitamin D,…

Sử dụng thêm thực phẩm chức năng

Ngoài việc chăm chỉ ăn các loại thực phẩm thịt, cá, trứng sữa, rau, củ, quả,… để bồi bổ cơ thể, mẹ có thể bổ sung thêm bằng thuốc hoặc các loại thực phẩm chức năng.

Rau ngót giúp ngăn ngừa bế sản dịch

Hãy ăn nhiều rau ngót hoặc uống nước rau ngót xay để hỗ trợ tử cung đẩy nhanh sản dịch ra ngoài.

Ăn thức ăn dễ tiêu, hợp vệ sinh

Mẹ nên ăn các loại thức ăn quen thuộc, dễ tiêu, hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi và uống đủ nước theo nhu cầu.

Hãy cho bé bú sớm và thường xuyên

Các mẹ sinh mổ thường có suy nghĩ không nên cho con bú ngay sau sinh vì sợ sữa còn chứa thuốc mê có thể gây hại cho bé. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khẳng định, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú ngay trong 4 đến 6 giờ đầu sau sinh mổ.

Cho bé bú càng sớm càng tốt sau sinh giúp hỗ trợ tử cung của mẹ phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ băng huyết hay hiện tượng bế sản dịch sau sinh.

Không nên nịt bụng quá chặt sau sinh

Nếu sau sinh bụng cứng mà mẹ còn nịt bụng quá chặt sẽ làm áp lực bên ngoài thành bụng tăng, cản trở sự hồi phục của thành bụng và cơ quan sinh sản trở về vị trí ban đầu. Lúc này sản dịch sẽ không được thoát hết ra ngoài.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em có thêm thông tin khi gặp phải tình trạng sau sinh bụng cứng. Nếu nghi ngờ mình bị bế sản dịch sau sinh, mẹ nên đến khám bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy