Sau sinh 2 tháng vẫn còn sản dịch có thể xem là tình trạng bất thường sau sinh. Dù không có hiện tượng sốt, viêm nhiễm thì chị em nên thực hiện ngay điều sau.
Sản dịch sau bao lâu thì hết?
Sản dịch bao gồm máu, các mô niêm mạc của tử cung từ âm đạo chảy ra ngoài cơ thể người phụ nữ sau khi sinh con. Đây là lúc cơ thể mẹ đang đào thải các chất “dơ” để làm sạch tử cung, thải ra ngoài. Hơn nữa, nhau thai và một số chất dư còn sót lại sau khi mẹ bầu sinh em bé cũng được đi ra trong sản dịch. Do đó, dù mẹ sinh thường hay sinh mổ thì cũng sẽ có sản dịch. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường với phụ nữ sau sinh.
Trong 2 đến 4 ngày sau khi sinh, sản dịch sẽ chứa nhiều nước hơn, lúc này các mạch máu trong tử cung đã được liền lại nên lượng máu chảy ra sẽ ít dần và sản dịch sẽ chuyển màu hồng. Sau khoảng 10 ngày, sản dịch sẽ có màu vàng hoặc trắng vì thành phần chủ yếu trong sản dịch lúc này là các tế bào bạch cầu và các tế bào từ niêm mạc tử cung.
Thông thường, trong 20 ngày đầu tiên sau sinh, sản dịch sẽ đi từ mức nhiều nhất đến thấp nhất và chấm dứt, bất kể là mẹ sinh theo phương pháp nào. 45 ngày, tức là khoảng 6 tuần sau sinh, bà đẻ sẽ hết sản dịch.
Sau sinh 2 tháng vẫn còn sản dịch có nguy hiểm không?
Tùy cơ địa từng người, bạn có thể bị sản dịch sau sinh từ 2 – 4 tuần. Tình trạng này cũng biến mất sau đó trong vòng 2 tháng. Sản dịch ở một số phụ nữ có thể kéo dài hơn bình thường. Trong trường hợp này, nếu cơ thể khỏe mạnh và không có dấu hiệu gì bất thường thì mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Ngược lại, nếu sản dịch sau sinh kéo dài sau 6 tuần h kèm với những biểu hiện bất thường như ra nhiều máu cục màu đỏ tươi, mùi hôi tanh khó chịu, sốt, đau bụng, tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày liền thì nên đi khám bác sỹ luôn. Vì rất có thể cơ quan sinh dục của mẹ bị viêm nhiễm, nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cao.
Đối với trường hợp sản dịch sau sinh 2 tháng nhưng lượng sản dịch ít, lúc có lúc không cho thấy mẹ đang gặp phải vấn đề bế sản dịch. Đây là triệu chứng thường xảy ra ở những sản phụ nằm nhiều, ít vận động và chưa có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Nếu mẹ thấy sản dịch sau sinh 2 tháng vẫn chưa có dấu hiệu ngưng thì đó có thể là hiện tượng bế sản và mẹ có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng.
Sản dịch kéo dài 2 tháng, mẹ nên xử lý thế nào?
Theo TS. BS. Lê Thị Thu Hà, khoa, Hậu Sản, bệnh viện Từ Dũ, phụ nữ bị sản dịch kéo dài hai tháng là bất thường. Nếu không đau tức bụng, không có mùi hôi, không sốt thì chưa phải trong tình trạng nhiễm trùng. Phần lớn bác sĩ sẽ phán đoán về khả năng giai đoạn phục hồi nội mạc tử cung chưa hoàn chỉnh. Tốt nhất là chị em nên mau chóng đi khám để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.
Sau sinh 2 tháng vẫn còn sản dịch – Mẹ nên chăm sóc vùng kín thế nào để tránh viêm nhiễm?
Khi sản dịch kéo dài và bạn chưa biết được nguyên nhân chính xác thì vẫn nên cẩn thận chăm sóc vùng kín, giữ vệ sinh sạch sẽ. Ít nhất điều này cũng giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm cho chị em trong quá trình vẫn còn sản dịch.
Do đó, mẹ sau sinh cần chú ý như sau:
Trong thời gian sản dịch, máu ứ đọng trong vùng chậu và cơ quan sinh dục nhiều, vi khuẩn phát triển nhanh chóng trong máu kinh. Vì vậy, mẹ cần tắm rửa sạch sẽ và thường xuyên hằng ngày.
Khoảng 3 – 4 tiếng nên thay băng vệ sinh một lần, nhất là những khi ra nhiều sản dịch. Mỗi lần thay băng phải rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước sạch, lưu ý không nên xối hay xịt nước quá sâu vào bên trong âm đạo. Sau đó dùng khăn sạch, lau khô rồi mới đóng băng vệ sinh mới. Nếu sản dịch ít thì có thể đóng băng vệ sinh mỏng hằng ngày để tránh bí bách và nấm ngứa ở vùng kín.
Trường hợp sản dịch kéo dài trên 45 ngày thì chị em nên được đi khám để đảm bảo an toàn trước nguy cơ của các biến chứng sau sinh.
Xem thêm:
- Cách nhanh hết sản dịch sau sinh cho bà đẻ mau hồi phục
- Tại sao một số bà mẹ sanh mổ xát sản dịch vào em bé?
- Sản dịch sau sinh thường sẽ sớm hết nếu mẹ chịu khó làm 3 việc này