Bác sỹ giải đáp - Sa tử cung có mang thai được không

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Là phụ nữ thì ai cũng muốn sinh con và được làm mẹ. Nhưng với những chị em phụ nữ mắc bệnh sa tử cung có mang thai được không? Có gây nguy hiểm cho thai nhi hay bản thân? Cách phòng tránh và điều trị?...

Tất tần tật những điều liên quan đến bệnh sa tử cung sẽ được bác sỹ giải đáp đầy đủ trong bài viết dưới đây.

Bệnh sa tử cung là gì?

Sa tử cung (sa sinh dục, sa nội tạng) là hiện tượng tử cung bị tụt xuống sâu tận âm đạo, thậm chí ra ngoài âm đạo. Bởi sự kéo căng của cơ dây chằng và tử cung không còn được nâng đỡ.

Mức độ của bệnh sa tử cung gồm có :

  • Tử cung sa xuống nhưng vẫn bám được vào âm đạo là mức 1
  • Mức độ 2 nặng hơn là tử cung đã bị sa xuống khỏi âm đạp nhưng vẫn còn bám được
  • Nặng nhất là mức 3 khi tử cung sa ra khỏi âm đạo và nhìn mắt thường thấy rõ. Nếu ở mức độ 3 thì rất nguy hiểm và tử cung bị viêm nhiễm có thể bị cắt.

Những điều cần biết về bệnh sa tử cung

Nguyên nhân nào gây nên bệnh sa tử cung?

Bệnh sa tử cung được hình thành do 2 nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân khách quan gây bệnh sa tử cung là:

  • Khoảng cách các xương chậu lớn hơn so với người bình thường
  • Hình dạng tử cung dị tật bất thường
  • Di truyền

Nguyên nhân chủ quan gây bệnh sa tử cung có thể là do:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Mang thai quá nhiều lần hay sinh non nhiều lần
  • Sự đàn hồi của tử cung bị ảnh hưởng do nạo phá thai tại các cơ sở tư nhân không an toàn
  • Tử cung chưa hoàn thiện đã quan hệ tình dục
  • Sức khỏe mẹ yếu mà mang thai lớn
  • Thường xuyên phải làm các công việc nặng nhọc với tư thế trọng lực được dồn lên bụng
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học và luôn luôn mang tâm trạng lo lắng, hồi hộp…

Dấu hiệu dễ dàng nhận biết bệnh sa tử cung

Theo các bác sỹ, một số chị em bị sa tử cung mà không biết mình bị bệnh. Do đó, chị em phụ nữ có thể nhận biết căn bệnh này qua một số dấu hiệu như:

  • Biểu hiện phổ biến khi bị sa sinh dục là đau khi quan hệ vợ chồng
  • Cảm thấy có cái gì đó thò ra khỏi ngoài âm đạo
  • Người bị bệnh cảm thấy đau ở vùng xương chậu, vùng thắt lưng, đau phía dưới âm hộ hay đau ở vùng ổ bụng
  • Chảy máu âm đạo
  • Một số dấu hiệu khác như vấn đề về đường tiểu, táo bón, hạ huyết áp, tim đập nhanh…

Một trong những dấu hiệu nhận biết bị sa tử cung là đau ở vùng ổ bụng

Sa tử cung có mang thai được không?

Sa tử cung là căn bệnh mà ngày càng có nhiều phụ nữ mắc phải. Vậy sa tử cung có mang thai được không? Nếu các bạn bị bệnh sa tử cung mà ở mức 1 thì hoàn toàn có thể mang thai. Chú ý, cần phải tham khảo thêm tư vấn của bác sỹ. Lời khuyên của các bác sĩ trong trường hợp này là điều trị triệt để bệnh sa tử cung rồi hãy mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì mang thai mà bị bệnh sa tử cung thì việc giữ thai gặp rất nhiều trở ngại. Thông thường, bà bầu khám 4 tuần 1 lần nhưng khi bị sa tử cung thì 2 tuần 1 lần. Lúc này, mẹ cần theo dõi sát sao các chuyển động của thai nhi. Nếu mẹ bầu xuất hiện những cơn hen thường xuyên thì cần tìm đến bác sỹ nhờ hỗ trợ ngay.

Sa tử cung ở mức độ 1 vẫn có thai mang thai

Nếu bạn bị sa dạ con ở mức độ 2 hay 3 thì thai nhi có thể chết lưu hay trôi ra bên ngoài khi chưa phát triển hoàn thiện. Bởi âm đạo đã tụt xuống và không còn không gian nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Em bé sinh ra cũng có thể bị dị tật, tử vong hay mẹ có nguy cơ băng huyết rất cao. Bên cạnh đó là một số biến chứng gặp phải như sa niệu đạo, trực tràng hay bàng quang. Nguy hiểm hơn, bệnh không được điều trị kịp thời có thể phải cắt bỏ tử cung.

Một số biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh sa tử cung hiệu quả để mẹ có thể mang thai

Phòng tránh bệnh sa tử cung chỉ với một số phương pháp đơn giản

Chị em có thể ngăn ngừa được bệnh sa dạ con bằng một số biện pháp như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Tập luyện hàng ngày để tăng độ dẻo dai cho xương chậu với bài tập căng cơ, “sit-up”
  • Đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và việc chữa trị sẽ hiệu quả nhanh hơn
  • Tránh mang vác những đồ vật nặng, không uống thuốc có tính kích thích mạnh
  • Không nên đẻ dày và nếu có nạo phá thai thì tìm đến các những cơ sở uy tín

Tập luyện các bài tập Kegel giúp chị em phòng tránh được bệnh sa tử cung

4 kỹ thuật điều trị bệnh sa tử cung hiệu quả nhất hiện nay giúp mẹ mang thai an toàn

Điều trị bệnh sa tử cung hiệu quả cao hay thấp còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trong đó, có 4 kỹ thuật điều trị sa tử cung được xem là hiệu quả hàng đầu hiện nay:

  • Thực hiện các bài tập Kegel nhằm tăng cường hay cải thiện sự dẻo dai cho cơ sàn chậu. Hiệu quả với bệnh khi đang ở mức độ nhẹ là 1.
  • Điều trị cơ học là dành cho bệnh sa tử cung ở mức độ 2 trở lên. Biện pháp này là sử dụng thiết bị pessarry để nâng đỡ, hỗ trợ các cơ quan bị sa xuống qua đường âm đạo.
  • Phẫu thuật để chữa trị hay cắt bỏ với những trường hợp nặng từ cấp độ 3.
  • Kỹ thuật thứ 4 là sử dụng là sử dụng liệu pháp Estrogen âm đạo tại chỗ.

Với những lời giải đáp rõ ràng ở trên, chắc chắn chị em đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc “sa tử cung có mang thai được không”. Nhưng để đảm bảo em bé sinh ra khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Mẹ nên tìm cách chữa trị khỏi bệnh sa tử cung rồi mới mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen