Thai phụ bị rỉ ối có khỏi được không? Rỉ ối khác với tiết dịch nhầy như thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rỉ ối có khỏi được không nếu thai phụ chẳng may mắc phải là lo lắng của nhiều thai phụ. Cùng tìm hiểu về hiện tượng này và lời giải đáp cho câu hỏi trong bài viết này nhé. 

Rỉ ối ở bà bầu là hiện tượng gì?

Trong thai kỳ, nước ối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thai nhi tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn bên ngoài; giúp bé khỏi bị chấn thương khi ở trong bụng mẹ và có thân nhiệt ổn định.

Vào những lúc gần đến thời điểm em bé chào đời thì thai phụ sẽ có hiện tượng rỉ ối, vỡ ối. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại có dấu hiệu rò rỉ nước ối sớm khoảng 1 đến 2 tháng so với ngày dự sinh.

Rỉ ối là tình trạng nước ối xuất ra ngoài âm đạo từng ít một nên nhiều thai phụ lầm tưởng đó là nước tiểu hay dịch viêm nhiễm âm đạo.

Nguyên nhân gây tình trạng rỉ ối:

  • Viêm nhiễm trước hoặc trong thời kì mang thai
  • Túi ối gặp những dấu hiệu bất thường, dẫn đến màng ối bị mỏng và rò rỉ
  • Ngôi thai bất thường, khung xương chậu hẹp, đa thai, đa ối, viêm màng ối, bánh nhau bám vị trí không tốt trên thành tử cung hoặc là hở eo tử cung
  • Không rõ nguyên nhân

Rỉ ối có thể dẫn đến những nguy cơ sau:

  • Làm cho nước ối bị cạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của thai nhi
  • Có thể dẫn đến suy thai, sẩy thai, sinh non khi không được phát hiện kịp thời
  • Khiến vùng kín của thai phụ trở nên ẩm ướt. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động và xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng ối, viêm nhiễm âm đạo.
  • Nguy cơ sinh mổ cao vì rỉ ối kéo dài làm giảm lượng ối nuôi thai nhi, đồng thời khiến mẹ khó sinh do dây rốn bị chèn ép, ảnh hưởng đến việc trao đổi oxy của thai nhi.

Bà bầu bị rỉ ối có khỏi được không?

Có thể nói tuỳ vào từng giai đoạn và súc khoẻ thai phụ thì hướng điều trị sẽ khác nhau. Khi phát hiện có tình trạng rỉ ối hay nghi ngờ thì thai phụ cần gặp bác sĩ ngay tại các phòng khám y tế hay bệnh viện đề được can thiệp kịp thời. Khi nghi ngờ bị rỉ ối, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành siêu âm. Nếu thấy lượng nước ối giảm đi thì cũng là căn cứ để chẩn đoán.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi thai còn nhỏ, có thể bác sĩ sẽ chỉ định uống kháng sinh nhằm ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng ối. Đồng thời tiến hành truyền dịch và thuốc để chống những cơ co của tử cung. Bà bầu bị rỉ ối có khỏi được không cũng phụ thuộc vào tình hình sức khoẻ, dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh của thai phụ.

Trong trường hợp thai lớn hơn 37 tuần thì bác sĩ có thể sẽ quyết định giục sinh sớm để tránh những rủi ro cho bé. Nếu quan sát thấy chất lỏng có màu xanh lục và tiết ra với lượng nhiều thì đây là dấu hiệu cảnh báo em bé đã đi đại tiện phân su trong dạ con. Lúc này tình trạng bà bầu rỉ ối có thể nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé và cần phải nhập viện ngay.

Phân biệt rỉ ối và dịch nhầy âm đạo

Ngoài thắc mắc “Rỉ ối có khỏi được không?” thì “Làm sao để phân biệt rỉ ối và dịch nhầy âm đạo?” cũng được quan tâm. Sở dĩ có sự bối rối này là do sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai khiến dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường. Và càng gần đến thời gian lâm bồn thì dịch nhầy âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn do cổ tử cung dần mở rộng làm nút nhầy bị bật ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để phân biệt, ta cần biết rằng nước ối có màu trắng trong, còn nước tiểu có màu vàng và dịch âm đạo thì có màu vàng hoặc xanh. Về mùi thì nước ối không có mùi, nước tiểu có mùi khai, dịch âm đạo có thể có mùi tanh.

Một dấu hiệu khác để nhận biết và phân biệt rỉ ối là thai phụ đi tiểu cho bàng quang thật rỗng. Sau đó, lót băng vệ sinh và theo dõi chất lỏng rỉ ra sau 1 tiếng. Nếu thấy có chất lỏng có màu vàng là nước tiểu, còn không có màu là nước ối. Một cách khác là ta dùng giấy quỳ thử. Nếu giấy quỳ tìm chuyển màu xanh đen thì đó là nước ối.

Thường xuyên khám thai và phụ khoa trong những tháng của thai kỳ là một trong những cách an toàn để theo dõi sức khoẻ bà mẹ và phát hiện rỉ ối nếu có. Đồng thời hiểu rõ cơ thể và quan sát những thay đổi nếu có để có thể tiên liệu và ngăn ngừa những biến chứng thai kỳ có thể xảy ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu