Rau bám mặt trước chuyển sang bám mặt sau có sao không? Mẹ cần lưu ý gì khi hiện tượng này xảy ra?

Nhau thai là một bộ phận quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi. Vậy rau bám mặt trước chuyển sang bám mặt sau có sao không? Làm thế nào để nhau thai được khỏe mạnh? Đọc bài viết dưới đây để giải đáp các thắc mắc trên nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rau bám mặt trước chuyển sang bám mặt sau là hiện tượng bình thường ở thai nhi trong tháng cuối thai kỳ. Những trường hợp thai nhi được cho là nguy hiểm khi mắc một số bệnh lý như: nhau thai bám thấp, nhau thai tiền đạo, nhau bong non,... Nếu không được phát hiện kịp thời, các bệnh lý trên sẽ gây dị tật cho em bé trong bụng.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Hiện tượng rau bám mặt trước chuyển sang bám mặt sau có sao không?
  • Những lưu ý khi rau bám mặt trước chuyển sang mặt sau
  • Các cách bảo vệ nhau thai khỏe mạnh
  • Một số vấn đề về nhau thai thường gặp trong thai kỳ

Hiện tượng rau bám mặt trước chuyển sang bám mặt sau có sao không?

Trong thời gian mang thai, hầu hết tư thế nằm của thai nhi sẽ là mông hướng xuống dưới ở tử cung (tư thế rau thai bám mặt trước). Càng về cuối thai kỳ, thai nhi sẽ có xu hướng đưa phần gáy về phía bụng mẹ, phần đầu hướng về phía xương chậu của mẹ để tạo ra ngôi thai thuận lý tưởng (rau thai bám về phía mặt sau). Khi thai nhi nằm ở tư thế này sẽ tạo ra áp lực lên phần tử cung của mẹ. Đồng thời, các cơn gò hoặc co thắt tử cung sẽ xuất hiện làm cho tử cung được mở rộng, giúp thai nhi được đưa ra ngoài dễ dàng.

Bạn có thể chưa biết:

Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không? Mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Nhau bám mép có thể gây suy thai, sinh non nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời

Hiện tượng rau bám mặt trước chuyển sang bám mặt sau có nguy hiểm không? Theo ý kiến của các bác sĩ sản khoa, rau bám mặt trước chuyển sang mặt sau là hiện tượng hoàn toàn bình thường ở thai nhi. Các trường hợp nhau thai được cho là nguy hiểm khi mắc một số bệnh lý sau: nhau thai tiền đạo, nhau thai bám thấp,... Nếu không phát hiện kịp thời, các bệnh lý trên có thể gây dị tật cho thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bên cạnh đó, tùy vào số lần mang bầu mà thời gian rau bám mặt trước chuyển sang mặt sau của thai nhi là khác nhau. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố trong cơ thể mẹ như: dây rốn, cấu trúc tử cung, khung chậu,...

Tùy vào số lần mang thai mà thời gian nhau chuyển từ mặt trước sang mặt sau của thai nhi là khác nhau

Những lưu ý khi rau bám mặt trước chuyển sang mặt sau

Từ tuần thứ 28 đến 32, thai nhi đã bắt đầu có dấu hiệu thay đổi tư thế nằm trong bụng mẹ. Đây cũng là mốc thời gian lý tưởng để thai phụ đến thăm khám, giúp bác sĩ có thể kiểm tra và đưa hướng giải quyết nếu vị trí của con nằm chưa đúng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, tùy vào lối sống và thói quen sinh hoạt mà vị trí thai nhi ở trong bụng mẹ sẽ thay đổi. Trường hợp vị trí chuyển không đúng (ngôi thai ngược) hoặc không có hiện tượng chuyển nhau thai, thì có thể mẹ đang gặp phải một số vấn đề như:

  • Thời gian chuyển dạ lâu hơn.
  • Vỡ túi ối khi bắt đầu có hiện tượng chuyển dạ.
  • Trong suốt quá trình chuyển dạ, lưng đau dữ dội dù có hoặc không có cơn gò tử cung.
  • Gặp khó khăn trong việc sinh thường: Nếu sinh thường thì tính mạng của mẹ hoặc con, thậm chí là cả hai có thể gặp nguy hiểm. Trong trường hợp này, bác sĩ phải dùng nhiều phương pháp khác nhau để can thiệp, điển hình là việc mổ lấy thai.

Vỡ túi ối khi bắt đầu có hiện tượng chuyển dạ sẽ khiến ngôi thai bị ngược hoặc không có chuyển nhau thai

Các cách bảo vệ nhau thai khỏe mạnh

  • Tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia,... trong quá trình mang thai.
  • Thường xuyên khám thai định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ
  • Không chỉ vợ mà người chồng nên nắm được những thông tin về sức khỏe nhau thai, để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường của vợ trong thai kỳ.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa những dưỡng chất cần thiết như: các loại rau xanh lá, trái cây, các loại thịt, trứng, sữa,... để chuẩn bị sức khỏe tốt, giúp quá trình vượt cạn diễn ra nhanh chóng và dễ dàng.

Bạn có thể chưa biết:

Nhau thai bám thấp - Mẹ bầu có nguy cơ dọa sinh non, không thể đẻ thường?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhau bám mép có sinh thường được không và tất tần tật những điều mẹ cần biết về hiện tượng này

Một số vấn đề về nhau thai thường gặp trong thai kỳ

  • Nhau bong non: Là hiện tượng nhau thai rời khỏi thành tử cung trước khi sinh (thường trong 3 tháng cuối), nhưng cũng có khi sớm hơn, trong tuần thứ 20. Nhau bong non làm đứt nhau thai, khiến em bé không nhận đủ oxy và dưỡng chất cần thiết. Đồng thời, hiện tượng này còn gây mất máu cho mẹ và làm tăng nguy cơ sinh non ở thai nhi.
  • Nhau tiền đạo: Là tình trạng cổ tử cung được bao phủ một phần hoặc tất cả bởi nhau thai. Khi sinh nở, em bé bị chặn lại ở cổ tử cung nên không ra ngoài được. Điều này làm cổ tử cung bị mỏng và bắt đầu giãn ra, đồng thời các mạch máu nối từ tử cung đến nhau thai bị mòn, làm mẹ bị chảy máu. Nếu máu chảy nhiều và xảy ra trong quá trình chuyển dạ thì sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
  • Nhau cài răng lược: Là hiện tượng nhau bám quá sâu và chắc trong thành tử cung. Nếu bị tình trạng này, mẹ sẽ bị chảy máu nhiều trong quá trình chuyển dạ và nguy cơ sinh non ở thai nhi cao.

Nhau tiền đạo là một trong những hiện tượng nguy hiểm trong thai kỳ

Tóm lại, tình trạng nhau bám mặt trước chuyển sang mặt sau là điều bình thường trong thai kỳ. Để quá trình "vượt cạn" diễn ra an toàn cho hai mẹ con, bạn nên đến khám bác sĩ thường xuyên trong những tháng cuối mang thai. Điều này giúp mẹ bầu nắm được quá trình phát triển của con và đưa ra hướng xử lý kịp thời khi xuất hiện những vấn đề bất thường ở thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Karen Nguyen Le