Làm thế nào để phòng tránh hiện tượng rạn da khi mang thai?

Hiện tượng rạn da (đặc biệt là vùng mông và bụng) thường xảy ra ở các mẹ bầu, đặc biệt là từ tháng thứ 6 của thai kỳ trở đi. Nguyên nhân là do trong khi mang thai, sự thay đổi về hoóc môn trong cơ thể người mẹ, đặc biệt là hoóc môn estrogen (hoóc môn nữ) sẽ tăng lên rất nhiều, dẫn đến collagen trong cơ thể bị giảm sút. Chính vì thế khiến cho các vùng da trở nên nhạy cảm và dễ bị rạn nứt hơn so với thông thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rạn da có thể xem là nỗi ám ảnh của chị em khi mang thai. Thai nhi càng lớn, kích thước cơ thể mẹ bầu sẽ càng tăng lên, sự co giãn của da tỉ lệ nghịch với tốc độ lớn lên của thai nhi khiến cho da mông, bụng và bắp chân bị rạn nứt nhanh chóng. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Hiện tượng rạn da khi mang thai
  • Làm thế nào để phòng tránh rạn da trong khi mang thai?

Hiện tượng rạn da khi mang thai

Hiện tượng rạn da (đặc biệt là vùng mông và bụng) thường xảy ra ở các mẹ bầu, đặc biệt là từ tháng thứ 6 của thai kỳ trở đi. Nguyên nhân là do trong khi mang thai, sự thay đổi về hoóc môn trong cơ thể người mẹ, đặc biệt là hoóc môn estrogen (hoóc môn nữ) sẽ tăng lên rất nhiều, dẫn đến collagen trong cơ thể bị giảm sút. Chính vì thế khiến cho các vùng da trở nên nhạy cảm và dễ bị rạn nứt hơn so với thông thường.

Có thể bạn chưa biết:

Rạn da và không rạn da khi mang thai – Tất cả là vì cơ địa hay ăn nhau ở 5 lý do này?

3 bí quyết đơn giản giúp trị rạn da hiệu quả cho mẹ bầu

Hình thức và màu sắc của vết rạn da

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hình dáng của các vết rạn da sẽ khác nhau ở mỗi mẹ bầu. Lúc mới xuất hiện, chúng thường có độ dài khoảng 5 – 10cm với nhiều kích thước khác nhau. Nếu mẹ bầu tăng cân nhanh thì vết trên da sẽ xuất hiện nhiều vết rạn hơn và có xu hướng to hơn những mẹ bầu tăng cân bình thường.

Các vết rạn da thường không gây đau nhưng nó có thể gây sẩn ngứa do da ở vị trí đó bị kéo căng.

Về màu sắc, các vết rạn ở mỗi mẹ bầu cũng sẽ có màu sắc khác nhau tùy cơ địa từng người. Thông thường, với phụ nữ có da trắng, vết rạn thường có màu hồng nhạt. Còn với những mẹ bầu có làn da ngăm đen, tối màu thì vết rạn lại có màu sáng hơn, rất dễ nhận biết.

Thai nhi càng lớn, kích thước cơ thể mẹ bầu sẽ càng tăng lên, sự co giãn của da tỉ lệ nghịch với tốc độ lớn lên của thai nhi khiến cho da mông, bụng và bắp chân bị rạn nứt nhanh chóng. Mặc dù không thể ngăn chặn được hiện tượng rạn mông, rạn da bụng trong khi mang thai nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh cũng như giảm mức độ rạn của cơ thể với các cách đơn giản như sau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm thế nào để phòng tránh được hiện tượng rạn da trong khi mang thai?

Chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng, cẩn thận ngay từ khi bắt đầu mang thai

Ngay khi biết mình mang thai các mẹ bầu nên có một chế độ chăm sóc da kỹ lưỡng và cẩn thận, đặc biệt là từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi. Việc chăm sóc da kỹ lưỡng ngay từ ban đầu giống như bước chuẩn bị sẵn sàng cho da để tiếp nhận tình trạng kích thước cơ thể từ từ tăng lên. Vì một khi da đã rạn rồi thì rất khó để hồi phục lại như cũ. Một điều quan trọng nữa là mẹ bầu cần tìm ra các bài tập thể dục hợp lý, phù hợp với thể chất để cơ thể và làn da của mình được nâng cao độ co giãn, đàn hồi. Đồng thời hết sức chú trọng đến một chế độ dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát được cân nặng trong mức cho phép.

Hạn chế tắm nước quá nóng

Nếu có thể các mẹ bầu cần hạn chế tắm nước nóng, quá nóng hoặc ngâm mình trong nước nóng quá lâu. Điều này sẽ dễ khiến da bị mất đi độ ẩm, về lâu về dài sẽ làm cho mẹ bầu dễ bị rạn, kèm theo đó là hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu.

Mẹ đã biết chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Uống nhiều nước

Uống nước thường xuyên và cung cấp đủ nước lượng cho cơ thể khi mang thai được xem là một trong những cách hữu hiệu để tăng thêm độ đàn hồi của da. Ngoài ra nếu mẹ bầu uống đủ nước từ 8-12 cốc (khoảng 2 lít) một ngày còn giúp phòng tránh các triệu chứng không mong muốn trong thời kỳ mang thai như ốm nghén, táo bón, đầy bụng, v.v. Uống nước đủ và thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi được hiệu quả hơn. Tình trạng bụng rạn sau sinh cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Dùng kem dưỡng ẩm giúp giảm rạn bụng

Kem dưỡng ẩm giúp tăng độ ẩm và khả năng đàn hồi của da. Do đó các mẹ bầu hãy sử dụng kem dưỡng ẩm ngay từ khi bắt đầu thai kỳ. Duy trì thói quen dùng kem dưỡng da chính là cách để da tăng khả năng tiếp nhận kích thước và trọng lượng cơ thể của người mẹ liên tục được tăng lên và góp phần trị rạn da hiệu quả. Về vấn đề này các mẹ bầu nên chú ý lựa chọn các loại kem dưỡng da sao cho phù hợp với người mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với các mẹ dễ bị dị ứng, mẩn đỏ khi sử dụng kem dưỡng da, hãy tư vấn với các bác sĩ chuyên môn để có được loại kem phù hợp với cơ thể. Trên thực tế chưa có một sản phẩm dưỡng da nào đảm bảo có khả năng phòng tránh hiện tượng rạn da được 100%. Tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc da với kem dưỡng ẩm hợp lý thì đảm bảo da sẽ có độ đàn hồi tốt, từ đó giảm khả năng collagen bị  phá vỡ, da cũng sẽ ít rạn hơn.

Theo The Asianparent Thái Lan 

Các bài liên quan

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương