Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu trong bụng mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu sẽ diễn ra như thế nào trong bụng mẹ? Đây là một điều mà nhiều chị em mang thai lần đầu thắc mắc và tò mò. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé. 

Quá trình hình thành thai nhi trong bụng mẹ bắt đầu từ khi nào?

Theo quy ước, việc tính tuần thai kỳ bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Tính từ thời điểm này có nghĩ là về trước khoảng hai tuần thì việc thụ thai chưa thực sự xảy ra. Mặc dù có vẻ lạ, nhưng thời điểm ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng sẽ là cột mốc quan trọng để bác sĩ xác định ngày dự sinh của bé. Vì thế, khi bắt đầu kế hoạch mang thai, rất cần thiết khi chị em hiểu rõ về chu kỳ kinh nguyệt của bản thân.

Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

Quá trình hình thành thai nhi trong bụng mẹ là một điều rất thần kỳ của tạo hoá. Tam cá nguyệt đầu tiên sẽ kéo dài từ lúc thụ thai cho đến tuần thứ 12. Trong quá trình phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu, em bé sẽ thay đổi từ một nhóm nhỏ các tế bào thành một bào thai với nhiều cấu tạo của cơ thể.

Tháng đầu tiên trong quá trình phát triển của thai nhi (từ tuần thứ 1-4)

Như phần trên thì tuần 1 & 2 của thai kỳ thực sự chưa có một bào thai nào cả. Đây chỉ là quá trình chuẩn bị cho một mầm sống mới bắt đầu nẩy chồi. Trứng sau khi được tinh trùng thụ tinh sẽ trở thành hợp tử ở vòi fallop. Và ngay sau khi được thụ tinh, hợp tử sẽ dần di chuyển theo vòi fallop để vào buồng tử cung. Cũng trong lúc đó, hợp tử cũng sẽ tiến hành phân chia để tạo thành phôi dâu.

Trong thời gian này, nhau thai cũng phát triển. Nhau thai đóng vai trò chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang em bé và chuyển chất thải từ em bé. Vào cuối tháng đầu tiên, phôi thai có kích thước nhỏ hơn một hạt gạo.

Tháng thứ 2 thai kỳ (từ tuần 5-8)

Đặc điểm khuôn mặt của bé tiếp tục phát triển. Mỗi tai bắt đầu như một nếp gấp nhỏ của da ở phía bên cạnh đầu. Chồi nhỏ cuối cùng phát triển thành cánh tay và chân cũng đang hình thành. Ngón tay, ngón chân và mắt cũng đang trong quá trình phát triển.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các ống thần kinh (não, tủy sống và các mô thần kinh khác của hệ thống thần kinh trung ương) được hình thành tốt tại thời điểm này. Đường tiêu hóa và các cơ quan cảm giác cũng bắt đầu phát triển. Xương bắt đầu hình thành thay cho sụn.

Phần đầu của thai nhi có tỷ lệ lớn so với phần còn lại của cơ thể vào thời điểm này. Vào khoảng 6 tuần, bác sĩ thường sẽ đo và nghe được nhịp tim của bé.

Và sau tuần thứ 8, em bé trong bụng sẽ được gọi là thai nhi thay vì phôi thai. Đến cuối tháng thứ hai, em bé của bạn dài khoảng 18cm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tháng thứ 3 trong quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu (từ tuần 9-12)

Cánh tay, bàn tay, ngón tay, bàn chân và ngón chân của bé đã được hình thành khá đầy đủ. Ở giai đoạn này, bé bắt đầu khám phá một chút bằng cách cử động tay và miệng. Móng tay và móng chân đang bắt đầu phát triển và tai ngoài được hình thành. Sự khởi đầu của răng cũng đang hình thành dưới nướu. Cơ quan sinh sản của em bé cũng phát triển, nhưng giới tính của em bé rất khó phân biệt vào thời điểm này khi siêu âm.

Đến cuối tháng thứ ba, hình hài của em bé cơ bản đã được hình thành khá đầy đủ. Tất cả các cơ quan và tứ chi đã xuất hiện đầy đủ và sẽ tiếp tục phát triển hoàn thiện. Hệ thống tuần hoàn và tiết niệu bé cũng đang hoạt động và gan tạo ra mật.

Vào cuối tháng thứ ba, thai nhi dài khoảng 54 mm và nặng khoảng 14 g. Vì sự phát triển quan trọng nhất của em bé đã diễn ra, khả năng sảy thai của bạn giảm đáng kể sau 3 tháng đầu.

Mẹ cần để ý gì trong quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu? 

Có thể nói 12 tuần đầu tiên của thai kỳ khá là nhạy cảm cho mẹ và bé. Thời điểm này nếu không giữ gìn kỹ thì rất dễ dẫn đến sẩy thai. Mẹ bầu nên để ý và tuân thủ những điều sau để dưỡng thai tốt nhất: 

  • Không uống bất kỳ loại thuốc nào mà không có chỉ định của bác sĩ;
  • Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể để cơ thể được thư giãn nếu mẹ bị ốm nghén nhiều;
  • Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất. Những thực phẩm dinh dưỡng giàu các chất như axit folic, canxi, sắt, protein có nhiều trong ngũ cốc, các loại rau xanh, các loại họ đậu, thịt, cá, trứng. Hạn chế những thức ăn dễ gây sảy thai;
  • Loại bỏ hoàn toàn những bài tập thể dục cường độ nặng. Chỉ nên tập nhẹ nhàng để cơ thể được vận động như yoga, đi bộ,…
  • Nói không với thuốc lá và các đồ uống có cồn.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tích cực và yêu đời.

Mang thai 9 tháng 10 ngày là một hành trình trải nghiệm tuyệt vời của mỗi người phụ nữ khi chọn có con. Đây là khoảng thời gian diệu kỳ nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn và vất vả. Hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ sản khoa để nhận lời khuyên và loại bỏ những lo lắng không cần thiết nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu