Sau sinh mổ cần chú ý gì và 21 điều mẹ nhất định không được làm
Sau sinh mổ cần chú ý gì? Phục hồi sau sinh mổ khó hơn sinh thường rất nhiều. Thế nên mẹ cần phải tham khảo trước những điều sau trước khi vượt cạn nhé!
Chẳng mẹ nào lại muốn chọn sinh mổ, nó vừa nguy hiểm vừa đau đớn và mang theo nhiều rủi ro. Nhưng đôi lúc sức khỏe hoặc cơ địa của mẹ không cho phép mẹ được quyền sinh thường như bao người mẹ khác.
Đa phần các mẹ sau kỳ sinh mổ sẽ cảm thấy đau đớn tột độ nơi vết mổ bị rạch sâu. Tâm lý của các mẹ lúc này khá hoang mang, vừa đau, vừa sợ, lo con mình không có sữa.
Dù gì cũng không thể làm gì khác, thế nên hãy tìm niềm vui cho mình. Tuy nhiên, đừng cười nhiều quá vì nó có thể khiến vết mổ của mẹ bị đau. Vậy sau sinh mổ cần chú ý gì? Hãy tránh ngay 21 điều dưới đây!
21 điều không nên làm sau khi sinh mổ
Sau sinh mổ cần chú ý gì vềthói quen sinh hoạt?
- Đừng tự trách móc bản thân về việc không thể sinh con theo cách bình thường.
- Đừng để hội những người anti việc sinh mổ chỉ trích và làm mẹ buồn lòng. Chẳng qua họ không hiểu được hoàn cảnh bắt buộc mẹ phải làm như thế.
- Việc trở về nhà sau khi sinh mổ sẽ không tuyệt vời như mẹ nghĩ. Được trở về mái ấm thân quen cùng con yêu là niềm hạnh phúc vỡ òa. Thế nhưng mỗi lần xe đi ngang các địa hình không mấy bằng phẳng sẽ khiến mẹ đau thấu trời xanh. Do đó, hãy dặn tài xế đi chậm rãi, tránh ổ gà ổ voi và mẹ luôn ôm gối để chống sốc cho vết thương.
- Cố gắng không ho vì nó sẽ làm vết thương đau buốt.
- Tuyệt đối không nên ăn những món gây trướng bụng, đầy hơi.
- Đừng ăn các món ít chất xơ vì nó sẽ khiến mẹ bị táo bón.
- Đừng tự tin với mọi người về khả năng giữ đầu bé tròn vì các bé sinh thuận tự nhiên sẽ khó có quả đầu tròn.
- Đừng bao giờ nhắc tới việc bé sinh thường.
- Không được để mất tiếng cười, óc hài hước trong lúc này.
Làm bạn với chiếc gối
- Không nên cười đùa nếu không có chiếc gối chêm lên bụng.
- Lúc nào xung quanh mẹ cũng phải có gối để che chắn bụng mỗi khi cần. Đồng thời, nó cũng tạo cảm giác thoải mái. Nó cũng đem lại cảm giác ấm cúng, nâng đỡ mẹ mỗi khi cần.
- Nếu buồn, mẹ có thể rơi nước mắt nhưng đừng khóc quá nhiều vì nó sẽ làm đau vết mổ.
- Không nên trách móc bác sĩ sản khoa vì đã không thể làm bụng mẹ trở lại phẳng lì như trước sau khi đã rạch bụng đưa bé ra ngoài.
- Tuyệt đối không được cúi người để kiểm tra vết mổ, thay vào đó hãy nhờ bố xem và vệ sinh giúp.
- Hãy cố gắng đừng để bị bệnh vì một cú hắt hơi cũng làm đau vết mổ. Lúc này, chêm một chiếc gối lên bụng sẽ giúp mẹ xoa dịu phần nào.
Tinh thần phải vững vàng
- Đừng kỳ vọng cảm giác tê sẽ biến mất ngay tức khắc. Vì nhiều mẹ đến tận 3 năm mới hết.
- Đừng nghĩ rằng bác sĩ gây tê đã làm trật khớp hông của mẹ. Mọi thứ vẫn như cũ, chỉ có điều mẹ chưa thể cử động thoải mái như bình thường.
- Không nên làm việc nhà trong thời gian này. Nhờ người thân hay bạn bè đến nấu ăn, dọn dẹp giúp mẹ, như vậy vết thương mới có thể chóng lành.
- Không được leo cầu thang. Nếu bình thường mẹ ở trên lầu, hãy dọn xuống tầng trệt.
- Đừng quá phụ thuộc vào thuốc giảm đau, chỉ nên dùng khi cảm thấy quá đau đến mất ăn mất ngủ.
- Dù chỉ một giây cũng không được nghĩ rằng sinh mổ là không có khả năng sinh con, là thiếu mạnh mẽ hơn các mẹ sinh thường. Vì mang thai một em bé trong suốt 9 tháng ròng không hề dễ dàng gì.
Sau sinh mổ cần chú ý gì để phục hồi sau sinh mổ thật nhanh?
Ngoài việc tránh 21 điều trên, mẹ cần phải kết hợp với 4 việc sau để cải thiện sức khỏe, tâm trạng sau thời gian sinh mổ.
- Vì kháng sinh mẹ dùng để giảm đau làm mất cân bằng vi sinh đường ruột, nên mẹ cần ăn các thực phẩm lên men, bổ sung men tiêu hóa thường xuyên.
- Tránh xa các thực phẩm gây viêm, kích ứng vết mổ như thịt bò, đồ chiên. Thay vào đó, mẹ nên ăn nhiều rau xanh, cá, thịt gà…
- Cố gắng nghỉ ngơi thật nhiều để vết mổ mau lành. Việc chăm sóc bé trong thời gian đầu nên nhờ bố và người thân phụ giúp.
- Theo dõi vết mổ kỹ lưỡng để phát hiện các triệu chứng bất thường một cách sớm nhất.
Mạnh mẽ lên nào những người mẹ sinh mổ! Hãy sớm phục hồi sau sinh mổ để tiếp tục thể hiện thiên chức cao quý mà thượng đế ban tặng.
Theo: sg.theasianparent
Xem thêm:
- Sản phụ sau sinh bao lâu thì tử cung phục hồi bình thường?
- Vết mổ sau sinh mất bao lâu để lành?
- 5 Bài tập thể dục sau sinh mổ giúp mẹ phục hồi mô và cơ tổn thương
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!