Phụ nữ mang thai có được ăn sương sáo hay không?

Phụ nữ mang thai có được ăn sương sáo? Với hương vị thơm ngon, thanh mát và ngọt dịu, sương sáo đem lại cảm giác ngon miệng cho bà bầu. Ngoài ra, nó còn có những tác dụng thần kỳ, giúp phụ nữ mang thai khỏe mạnh và vui vẻ hơn.

Phụ nữ mang thai có được ăn sương sáo? Mẹ bầu có thể ăn sương sáo trong quá trình mang thai nhưng chỉ ăn với lượng vừa đủ, ăn vào thời điểm thích hợp và phải đảm bảo vệ sinh.

  • Sương sáo là gì?
  • Phụ nữ mang thai có được ăn sương sáo không?
  • Những lưu ý cho phụ nữ mang thai khi ăn sương sáo

Sương sáo là gì?

Sương sáo là món ăn dân dã, được ưa chuộng của người Việt Nam vào những ngày hè nóng nực. Đây là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi, mọc nhiều ở các nước có khí hậu nhiệt đới. Chúng mọc nhiều trên đất cát, đất khô và những vùng cỏ. Sương sáo là cách gọi của người miền Nam, miền Bắc gọi là thạch đen hay thủy cẩm Trung Quốc.

Sương sáo được khai thác từ thân và lá đã được phơi khô. Sản phẩm sẽ đông lại và có màu đen huyền sau khi qua chế biến các bước như: xay nát, nấu trong nước, lược và thêm bột sắt. Sương sáo có tính mát, giúp hạ đường huyết, trị cảm mạo, đau khớp, thích hợp khi thưởng thất với nước đường,tinh dầu chuối.

Thành phần sương sáo bao gồm:

  • Canxi
  • Protein
  • Sắt
  • Chất xơ
  • Vitamin C
  • Các vitamin E
  • Vitamin A
  • Kali

Mẹ có thể quan tâm:

Bà bầu có ăn được mủ trôm không?

Phụ nữ mang thai có được ăn sương sáo không?

Với hương vị thơm ngon, thanh mát và ngọt dịu, sương sáo đem lại cảm giác ngon miệng cho bà bầu. Ngoài ra, nó còn có những tác dụng thần kỳ, giúp phụ nữ mang thai khỏe mạnh và vui vẻ hơn. Vì vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn được sương sáo khi mang thai.

Ngăn ngừa táo bón

Ba tháng đầu là giai đoạn mẹ bầu thường có cảm giác chán ăn, ốm nghén và mệt mỏi. Dẫn đến các tình trạng khó tiêu, đầy hơi hay phổ biến nhất là táo bón thai kỳ.

Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Quân – Bác sĩ Ngoại Tiêu Hóa – Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng chia sẻ “Táo bón là tình trạng thường gặp và gây ra không ít khó chịu cho mẹ bầu. Nếu không được cải thiện kịp thời mẹ bầu phải đối mặt với những đau đớn mỗi khi đi ngoài, từ đó tâm lý người mẹ bị căng thẳng và thường cáu gắt. Nguy hiểm hơn, khi mẹ dùng lực rặn đẩy chất thải ra ngoài, dễ gây sảy thai hoặc đẻ non”.

Để giảm bớt nguy cơ táo bón, mẹ bầu cần ăn nhiều rau xanh để cung cấp chất xơ cho cơ thể. Bên cạnh đó, hàm lượng dồi dào chất xơ có trong sương sáo là phương pháp trị táo bón hiệu quả. Bà bầu ăn sương sáo giúp ngăn ngừa được các bệnh về đường ruột và giúp cho hoạt động tiêu hóa tốt hơn.

Ổn định đường huyết

Một số mẹ bầu gặp hiện tượng tiểu đường thai kỳ, do sự điều tiết hormone thay đổi gây ra. Trong trường hợp này, mẹ bầu cần phải cân bằng chỉ số đường huyết trong cơ thể, đồng thời hạn chế sự gia tăng của lượng đường trong máu.

Theo nghiên cứu, sương sáo không chứa đường, nên bà bầu ăn sương sáo có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu. Ngăn ngừa tiểu đường khi mang thai và điều hòa huyết áp. Mẹ có thể yên tâm sử dụng để dưỡng thai.

Mẹ mang thai ăn sương sáo giúp tăng cường sức khỏe

Trong giai đoạn thai kỳ, chỉ cần sự thay đổi nhỏ của thời tiết cũng đủ khiến mẹ cảm thấy cáu gắt, khó chịu rồi. Đặc biệt là vào mùa hè càng khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, nặng nề hơn.

Sương sáo có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể hiệu quả, nhất là trong thời tiết oi nóng. Bà bầu ăn sương sáo như một món ăn vặt giúp tránh được trường hợp đau đầu, cảm nắng, chóng mặt và cải thiện sức khỏe nhanh nhất. Hạn chế được nguy cơ mất nước, cũng như những triệu chứng khó chịu trong người. Giúp thai nhi phát triển tốt và khỏe mạnh.

Cải thiện làn da

Do sự thay đổi của nội tiết tố, da mẹ bầu có thể bị xạm nắng khiến mẹ càng buồn rầu lo âu. Ít ai ngờ rằng sương sáo có tác dụng cải thiện làn da cho mẹ bầu, nhưng đó là sự thật.

Nhờ các chất axit amin có trong sương sáo làm cho những thay đổi về sắc tố da do nội tiết tố được cải thiện. Ngoài ra, chất này còn đóng vai trò làm mát, giải nhiệt cho gan. Điều này có khả năng cải thiện làn da bà bầu, từ đó giúp bạn lấy lại được làn da tươi sáng và rạng rỡ như ban đầu.

Ngăn ngừa viêm khớp cho mẹ bầu

Viêm khớp thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Những cơn đau nhức làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ khiến mẹ bầu rất mệt mỏi.

Bà bầu ăn sương sáo có thể giảm thiểu được tình trạng này. Mẹ có thể ăn sương sáo như một món chè hay nấu nước uống đều được.

Mẹ có thể quan tâm:

Bà bầu có được ăn sương sâm, ăn sương sâm có tốt cho mẹ và thai nhi?

Những lưu ý cho phụ nữ mang thai khi ăn sương sáo

Mặc dù tốt cho sức khỏe, nhưng mẹ bầu cũng không nên quá lạm dụng chúng

  • Nên kiêng ăn sương sáo với đá, ăn đá, đồ lạnh quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Không nên ăn sương sáo nhiều hơn 1 ly trong ngày. Thời điểm ăn sương sáo trước hoặc sau bữa chính 2 tiếng là thích hợp nhất.
  • Không nên ăn vào sáng sớm hoặc buổi tối, sẽ bị lạnh bụng, không tốt cho dạ dày, gây đau bụng, táo bón…
  • Nên ăn vào bữa xế chiều sẽ hấp thu được các dưỡng chất một cách tốt nhất.
  • Để đảm bảo vệ sinh, mẹ bầu nên làm sương sáo ở nhà với bột sương sáo, rất dễ làm và không tốn nhiều công sức.

Khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những thực phẩm được nạp vào cơ thể không những giúp giải mát mà còn cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Từ những 5 lợi ích mà sương sáo mang lại hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi phụ nữ mang thai có được  ăn sương sáo hay không. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo: Táo bón ở bà bầu và cách điều trị hiệu quả – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Bài viết của

Anh Nguyen