Phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách do tắc tia sữa gây ra không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ không nên chủ quan mà cần đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời cũng như tránh được những biến chứng nguy hiểm.
- Tìm hiểu về hạch
- Vì sao phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách?
- Nổi hạch ở nách sau sinh mổ là bị gì?
- Một số triệu chứng đi kèm khác khi phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách
- Tắc tia sữa nổi hạch ở nách có nguy hiểm không?
- Một số cách phòng tránh tắc tia sữa cho mẹ sau sinh
Tìm hiểu về hạch
Hạch là gì?
Để bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân vì sao bà bầu cho con bú lại nổi hạch ở nách, và nổi hạch trong thời điểm này có nguy hiểm hay không, đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu xem hạch là gì trước mẹ nhé.
Trước tiên mẹ cần biết, bất cứ ai cũng có nhiều hạch nằm rải rác khắp cơ thể mình. Hạch là một tổ chức lympho (liên võng nội mô) có kích thước nhỏ, nằm ở dưới da và chúng ta thường không thể tự sờ thấy được. Khi cơ thể phải hoạt động mạnh để chống lại bệnh tật, hạch mới bắt đầu sưng to và nổi lên, đồng thời mẹ sẽ có cảm giác đau khi sờ vào.
Hạch thường xuất hiện ở đâu trên cơ thể?
Theo các chuyên gia, vị trí của hạch thường rải rác ở nhiều nơi khác nhau trong cơ thể như vùng cổ, trên xương đòn, nách và bẹn.
Vai trò của hạch
Chức năng chính của hạch là sản sinh ra dòng bạch cầu lympho và kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Hệ thống hạch có chức năng như hệ miễn dịch của cơ thể, tham gia vào quá trình tiêu diệt virus, vi trùng và các tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, có thể nói hạch đóng vai trò đáng kể trong quá trình chống bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn cho cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết bạn đã nổi hạch
Khi vùng da bạn bắt đầu xuất hiện rải rác những khối nhỏ bằng hạt đậu, có hình bầu dục hoặc hình tròn, đó chính là dấu hiệu bạn đã nổi hạch. Hạch thường có chất dịch bên trong, đặc biệt khi ấn vào các hạch sưng, bạn sẽ cảm thấy đau.
Mẹ có thể quan tâm:
Giúp mẹ thông tắc tia sữa bằng những cách đơn giản nhất nhưng hiệu quả không ngờ
Vì sao phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách?
Hạch sẽ nổi lên khi chúng ta gặp những vấn đề bất thường trong cơ thể. Hầu hết hạch là lành tính nhưng đôi khi có thể là cảnh báo cho các bệnh nguy hiểm. Khi phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách, nguyên nhân chủ yếu là do sữa bị vón cục làm nghẽn các tuyến sữa dẫn đến việc tắc tia sữa. Hạch chỉ tự lặn xuống khi các tuyến sữa được khơi thông trở lại bình thường. Tuy nhiên, đa phần các hạch xuất hiện khi mẹ bị tắc sữa đã bước sang giai đoạn nặng, vì vậy nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Mẹ nên phân biện rõ giữa tắc tia sữa và áp xe vú. Thông thường, khi mẹ bị tắc tia sữa trong một thời gian dài khoảng 4 tuần sẽ chuyển sang áp xe vú. Lúc này, bên trong ngực mẹ xuất hiện các ổ viêm, mẹ sẽ cảm thấy vô cùng đau nhức và phải uống thuốc kháng sinh, kháng viêm ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm phát triển theo sự chỉ định của bác sĩ để không dẫn đến những tình trạng nặng nề hơn như hoại tử. Trong thời gian điều trị, mẹ chỉ có thể cho con bú bên còn lại, bên bị viêm phải hút sữa bỏ đi
Nổi hạch ở nách sau sinh mổ là bị gì?
Câu hỏi của một sản phụ sinh mổ gửi tới bác sĩ: “Tôi mới sinh bé thứ 2 bằng phương pháp sinh mổ vào ngày 13/7/2020, bé trai nặng 3,7kg, sức khỏe tôi bình thường. Hôm nay tôi thấy có nổi 2 hạch ở nách và khi sờ vào thì thấy đau. Xin hỏi bác sĩ tôi phải cần thăm khám như thế nào và ở đâu. Xin cảm ơn!
Bác sĩ CKII Huỳnh Thị Hiên – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang đã trả lời thắc mắc của mẹ: “Việc nổi 2 hạch nách và đau có nhiều nguyên nhân, có thể do phản ứng viêm cơ thể sau sinh hoặc do viêm hạch vùng nách.”
Một số triệu chứng đi kèm khác khi phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách
Nếu mẹ bị tắc sữa trong thời gian cho con bú, ngoài hiện tượng nổi hạch, mẹ sẽ còn gặp thêm một số triệu chứng đi kèm khác như:
- Bầu ngực cương cứng và đau nhức
- Đầu ti sưng tấy, nóng rát và có chảy dịch
- Vùng da ngực nhăn, màu sắc thay đổi
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức, thậm chí sốt cao
- Một số trường hợp nặng có thể gây ra hoại tử ở vú, u xơ tuyến vú, ung thư vú, một số trường hợp phải cắt bỏ 1 bên vú,…
Tắc tia sữa nổi hạch ở nách có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ, bệnh lý này thực sự không quá nguy hiểm và có thể điều trị, phục hồi nhanh bằng cách khơi thông tuyến sữa bị tắc. Khi lượng sữa về lại bình thường, hạch sẽ bắt đầu lặn xuống.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là mẹ chủ quan khi bị nổi hạch bởi hạch xuất hiện ở nách nghĩa là tình trạng tắc sữa đã khá nghiêm trọng. Mẹ cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời cũng như tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Mẹ có thể quan tâm:
Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe? Phân biệt 2 tình trạng này như thế nào?
Một số cách phòng tránh tắc tia sữa cho mẹ sau sinh
Massage ngực là cách làm tan hạch sữa ở nách
Thường xuyên dùng 2 ngón tay massage bầu ngực một cách nhẹ nhàng để đánh tan các cục sữa và khai thông những ống sữa bị tắc. Điều này sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng tắc tia sữa nổi hạch ở nách.
Tiếp tục cho bé bú khi bị tắc sữa
Khi sữa bị tắc, các mẹ nên tiếp tục cho bé bú hoặc có thể dùng dụng cụ hút sữa để làm giảm tình trạng ùn tắc của sữa trong bầu ngực, giúp sữa không bị vón cục.
Giữ ấm cơ thể
Cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ khiến ống sữa bị co lại, từ đó sữa không thể chảy qua một cách thuận lợi được. Vì vậy mẹ chú ý giữ ấm nhé.
Nặn hết sữa thừa
Bé sau khi bú xong, mẹ nên nặn hết sữa thừa còn dư trong bầu ngực ra ngoài hoặc dùng máy hút sữa hút ra hết để chắc chắn lượng sữa dư này không đông lại thành cục gây tắc tia sữa.
Cách làm tan hạch sữa ở nách là vệ sinh bầu ngực sạch sẽ
Một cách nữa để hạn chế tình trạng sữa vón cục đó là mẹ nên chú ý thường xuyên vệ sinh bầu ngực thật sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là khi bé vừa bú xong.
Không nặn sữa quá sớm
Sữa chưa về mà mẹ đã tác động mạnh lên bầu ngực và nặn bóp sữa quá sớm sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm dễ lan rộng và càng thêm nghiêm trọng.
Không tự ý sử dụng các loại lá đắp
Trên mạng xuất hiện rất nhiều những bài thuốc dân gian từ các loại lá được cho là trị tắc sữa, giúp khắc phục tình trạng cho con bú bị nổi cục. Hiệu quả vẫn chưa được kiểm chứng, tuy nhiên theo các bác sĩ, cách làm này rất dễ gây nhiễm trùng và sưng phù. Vì vậy mẹ không nên tự ý thực hiện tại nhà nhé.
Vừa rồi là những thông tin về hiện tượng phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách. Nếu mẹ bị nổi hạch kèm theo mệt mỏi, sốt cao kéo dài, hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời mẹ nhé.
Nguồn than khảo: Sau sinh bị nổi u hạch ở nách có cần phải thăm khám? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
- “Cho con bú lần đầu: Tôi thấy đau đớn như muốn chết”
- Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú không? Những trường hợp mẹ không nên cho con bú
- 15 điều cho bé bú chỉ Mẹ sữa biết!
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!