Trẻ 7 tháng tuổi – con phát triển khá nhiều về nhận thức cũng như các khả năng khác của mình. Lúc này con đã khá quen với việc ăn dặm và tăng cân nhanh hơn. Mẹ có bao giờ thắc mắc bé 7 tháng biết làm gì hay chưa? Hãy cùng theo dõi nhé!
Trong giai đoạn này, bạn đã có thể đi dạo công viên hay tập thể dục với nhiều động tác đơn giản với bé yêu nhà mình một cách hoàn toàn thoải mái, nhưng chắc chắn cuộc sống riêng tư, thời gian riêng tư của bạn sẽ bị đảo lộn hoàn toàn bởi trong vô thức của trẻ, bạn đã trở thành người quan trọng nhất và khó mà tách rời.
Đặc trưng phát triển trẻ 7 tháng tuổi
|
Từ 6 – 7 tháng tuổi |
Chiều dài |
Bé trai: 65,5 – 74,7cm; trung bình: 70,1cm; Bé gái: 63,6 – 73,2cm; trung bình: 68,4cm. |
Cân nặng |
Bé trai: 6,9 – 10,7kg; trung bình: 8,6kg; Bé gái: 6,4 – 10,1kg; trung bình: 8,2kg |
Vòng đầu |
Bé trai:42,4 – 47,6cm; trung bình:45cm; Bé gái:42,2 – 46,3cm; trung bình:44,2cm |
Vòng ngực |
Bé trai:40,7 – 49,1cm; trung bình:44,9cm; Bé gái:39,7 – 47,7cm; trung bình:43,7cm. |
Thóp |
Từ tháng thứ 6 trở đi, thóp trước bắt đầu xương hoá nên dần thu nhỏ lại. |
Vận động thô
– Khi nằm ngửa, bé 7 tháng tuổi tự động ngẩng đầu lên và kéo chân cho vào miệng.
– Khi nằm sấp, bé có thể dùng hai gối đỡ thân người để di chuyển về trước hoặc sau. Tay và gối có thể chống lên mặt giường để làm động tác bò. Khi dùng tay và đầu gối bò về trước, bụng ép sát mặt giường, đỡ thân người trườn về trước, còn có thể vận mông để kéo thân người từ từ nhích về trước; có thể vừa cầm vật vừa trườn về trước.
Bé 7 tháng biết làm gì?
– Khi nằm ngửa, bé có thể nhấc mông lên và hạ xuống để di chuyển hoặc ngồi nghiêng một bên, dùng cách thức tay trái chân phải hoặc tay phải chân trái để tiến về trước.
– Có thể dùng hai tay đỡ thân người ngồi dậy hoặc ở tư thế bị duỗi hai chân ra để đứng dậy.
– Có thể ngồi vững một mình trong vài phút hoặc lâu hơn.
– Khi được kéo đứng dậy, chân đã duỗi thẳng và có thể đứng trong vài giây. Khi được đỡ nách, bé có thể đỡ lấy trọng lượng của cơ thể để đứng dậy, và nhảy lên xuống, chân vươn ra để bước đi, hai mắt chú ý đôi chân.
Vận động tinh
– Bé 7 tháng tuổi có thể tự do co các ngón tay lại để thực hiện động tác cầm nắm, còn có thể dùng ngón cái và những ngón còn lại để vặn, nhổ đồ vật.
– Có thể di chuyển vật từ tay này sang tay kia, sau đó, lại dùng tay không để cầm vật khác.
– Sau khi lấy được đồ chơi, thường đồ chơi không nằm ở giữa tay mà hơi lệch về phía ngón tay cái.
Khả năng thích ứng
– Khi đưa đồ vật bắt mắt đến trước mặt, bé sẽ không dùng đồng thời hai tay để lấy mà chỉ vươn một tay.
– Sau khi cầm lấy đồ vật, bé sẽ sờ, lắc, lật qua lật lại để xem, biểu hiện khuynh hướng cảm nhận tích cực.
– Khi đặt trống có tay cầm nhỏ vào tay bé, bé sẽ chủ động lắc trống.
– Khi đưa cho bé một khối xếp hình, và lại đặt thêm một khối xếp hình khác bên cạnh bé, bé sẽ nhấc khối xếp hình thứ hai lên và cầm trong tay vài giây. Nếu trong tay bé đã cầm hai khối xếp hình, bên cạnh lại có thêm một khối nữa thì bé sẽ vẫn cầm hai khối xếp hình và cố gắng chạm vào khối thứ ba.
– Bé có thể dùng vật cứng cầm trong tay để đập xuống đất.
Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi về ngôn ngữ
– Bé phát ra tiếng cười ha ha rất thích chí đối với trò chơi của mình. Bé cũng có một số động tác phản ứng với những âm thanh đơn giản của người lớn.
– Những âm thanh mà bé phát ra khi miệng đầy nước bọt khác với âm thanh lúc bình thường, nhưng bé vẫn thích phát ra âm thanh khi miệng đầy nước bọt.
– Bé có thể kêu ba-ba, ma-ma một cách vô ý thức và bé chưa hiểu được ý nghĩa của lời nói.
– Bé biết tạo ra những âm thanh khác nhau, cũng có thể bắt chước tiếng ho, tiếng chậc lưỡi…
– Khi tiếp xúc với người lạ bé sẽ phát âm khác với khi tiếp xúc với người quen.
Hành vi giao tiếp
– Khi soi gương, bé sẽ cười, hôn hoặc đánh cái bóng trong gương.
– Thường bắt chước những từ có hai âm tiết của bố mẹ khi nói chuyện với bé.
– Rất nhiều bé đã tự động phát ra âm tiết ba ba, ma ma… Ban đầu, bé không biết có ý nghĩa gì nhưng thấy bố mẹ rất vui khi nghe ba ba, ma ma bé dần dần phát triển từ phát âm một cách vô thức thành tiếng gọi ba ba, ma ma có ý thức.
Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi về trí não
Trẻ 7 tháng tuổi – Con đã quen với việc ăn dặm và tăng cân nhanh hơn
Trẻ 7 tháng tuổi phát triển trí não với một tốc độ đáng kinh ngạc, và mẹ sẽ cảm thấy ngạc nhiên với những thay đổi mỗi ngày của con. Mặc dù các tế bào thần kinh không tăng trưởng nhanh như giai đoạn mới chào đời, nhưng tháng thứ 7, sự liên kết giữa các nơ-ron trong não diễn ra “mượt” hơn, và bé có thể xử lý thông tin nhanh chóng hơn. Chức năng nhận thức và vận động của bé cũng phối hợp tốt hơn.
Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi về cảm xúc
Tại thời điểm này, những kết nối nơ-ron ở khu vực cảm xúc của trẻ phát triển phức tạp hơn, giúp bé ngày càng quan tâm và gắn kết với những người xung quanh. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của thùy trán, bé đã có thể nhận biết bố mẹ, và những người thân của mình một cách rõ ràng hơn. Ngoài ra, bé cũng có thể phân biệt những người lạ, và cảm thấy sợ hãi khi phải tiếp xúc. Những lúc bé sợ hãi, mẹ có thể nhẹ nhàng an ủi và trấn an con, bởi với trẻ lúc này, lời nói của mẹ sẽ mang lại cảm giác an toàn và dễ chịu hơn.
Giấc Ngủ
Nếu em bé của bạn đang bú sữa mẹ, bé có thể sẽ thức dậy ít nhất 1 lần trong đêm để đòi ti sữa. Nhưng khi bắt đầu ăn dặm thì nhiều bé sẽ ngủ trọn giấc suốt đêm. Ngủ là một thói quen mang tính cá nhân hoàn toàn, mỗi bé sẽ có nhu cầu và kiểu cách riêng. Nếu bạn thấy cần phải thay đổi một vài thói quen ngủ của bé, thì bạn hãy tự xem mình có thể đáp ứng được không, và liệu bạn có cần phải luôn ở bên cạnh để ru bé ngủ không.
Khả năng ăn dặm của bé
Trẻ 7 tháng tuổi – Con đã quen với việc ăn dặm và tăng cân nhanh hơn
Em bé của bạn đã bắt đầu ăn đa dạng các loại thức ăn rồi, bé được khám phá nhiều món ăn với những vị, độ mềm, mùi thơm và cả màu sắc khác nhau. Trừ phi em bé của bạn bị dị ứng hay gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng, thì bạn nên cho bé nếm đủ loại thức ăn mới. Việc ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp cho bé rất nhiều. Nhưng với mỗi món mới, bạn nên cho bé ăn liên tục vài lần trước khi giới thiệu món khác, để cho bé kịp làm quen và chấp nhận mùi vị mới này đã. Thê nên, bạn hãy đừng nôn nóng.
Bạn hãy tạo một thói quen ăn uống lành mạnh cho bé, và đừng bao giờ kiểm soát lượng thức ăn mà bé ăn mỗi bữa. Nhiệm vụ của bạn chỉ là chuẩn bị bữa ăn và đút cho bé thôi, còn chuyện bé có thích ăn hay không, hay ăn được bao nhiêu hoàn toàn là do bé quyết định.
Nguồn – TH – ST
Xem thêm