Các phản ứng phụ và hiện tượng sốc phản vệ sau khi tiêm vắc-xin Covid-19

Giống như các loại vắc-xin khác, vắc-xin Covid-19 cũng gây ra các phản ứng phụ sau tiêm. Đọc bài viết dưới đây để biết các triệu chứng và thời gian của một số phản ứng phụ sau tiêm chủng. Đồng thời, bạn đọc sẽ nắm được những thông tin cơ bản về hiện tượng sốc phản vệ sau khi tiêm vắc-xin Covid-19.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau tiêm vắc-xin covid-19 bị phản ứng nhẹ là điều bình thường và sẽ được giải quyết trong vài ngày. Một số phản ứng phụ bạn cần biết tại vị trí tiêm là: đau, nóng, đỏ,…, trong khi đó, phản ứng phụ toàn thân sau khi tiêm là: đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh,… Thực chất, các dấu hiệu phản ứng xảy ra chứng tỏ vắc xin đang kích thích cơ thể tạo phản ứng miễn dịch. Đây là một phần của quá trình huấn luyện, giúp hệ miễn dịch nhận diện và tiêu diệt vi-rút Sars-Cov-2 nếu bị mắc phải.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Thông tin về vắc-xin Covid 19 tại Việt Nam
  • Tiêm vắc-xin Covid 19 bị phản ứng nhẹ là điều bình thường
  • Các phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc-xin Covid
  • Thời gian của các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc-xin Covid 19
  • Một số hiện tượng sốc phản vệ ít gặp sau tiêm Covid-19
  • Các đối tượng không nên tiêm vắc-xin Covid-19

Thông tin về vắc-xin Covid-19

– Tối ngày 16/5, 1.682.400 liều vắc-xin Covid 19 AstraZeneca được cung cấp từ cơ chế Covax, đã chuyển đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bảo quản và chờ kiểm duyệt trước khi phân phối đến các tỉnh để tiến hành tiêm đợt 3. Bộ Y tế cho biết, lô vắc-xin này nằm trong số 4,1 triệu liều mà cơ chế Covax cam kết hỗ trợ miễn phí cho Việt Nam. Do đó, gần 1,7 triệu liều vắc-xin mới nhập sẽ giúp Bộ tiêm cho nhiều người ở các nhóm ưu tiên, cũng như cung cấp liều thứ 2 cho những người đã tiêm lần 1.

– Chiều ngày 18/5, Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường chia sẻ với Vnexpress rằng Bộ Y tế đã ký hợp đồng mua 31 triệu liều vắc-xin từ Công ty Pfizer. Hãng này dành cho các nước có thu nhập thấp và cam kết bán vắc-xin cho Việt Nam với giá thấp. Tuy nhiên, lãnh đạo bên Bộ Y tế chưa đưa thông tin cụ thể về giá bán. Bên cạnh hợp đồng trên, Bộ Y tế cũng đàm phán với nhiều đơn vị để mua vắc-xin như Moderna, Astra Zeneca, Gamelaya (Nga),… Đồng thời, Bộ cũng đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin cho Việt Nam.

– Các nghiên cứu mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố, các loại vắc-xin Covid 19 có tỷ lệ hiệu quả rất cao trong triển khai thực tế, cụ thể:

  • Vaccine Pfizer: 95%
  • Vaccine Moderna: 94,5%
  • Vaccine Johnson & Johnson: 72%

Nữ điều dưỡng Đà Nẵng bị sốc phản vệ sau tiêm đã được ra viện

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm vắc-xin Covid 19 bị phản ứng nhẹ là điều bình thường

Giống như các loại vắc-xin khác, vắc-xin Covid 19 cũng gây ra các phản ứng phụ sau tiêm. Trong các nghiên cứu lâm sàng, đa số những tác dụng phụ không mong muốn của vắc-xin Covid đều ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và được giải quyết trong vòng vài ngày.

Bạn có thể chưa biết:

Biểu hiện người mắc bệnh Covid-19 ra sao? Thời gian ủ bệnh trong bao lâu?

Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến phụ nữ mang thai?

Để được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng, các loại vắc-xin Covid 19 trên thế giới đều phải trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt, cũng như đảm bảo tính an toàn và hiệu lực khi tiêm. Sau khi tiêm chủng vắc-xin Covid, một số người sẽ gặp những phản ứng phụ và điều này là hoàn toàn bình thường. Các dấu hiệu phản ứng xảy ra chứng tỏ vắc-xin đang kích thích cơ thể tạo phản ứng miễn dịch. Đây được xem là một phần của quá trình huấn luyện, giúp hệ miễn dịch nhận diện và tiêu diệt vi-rút Sars-Cov-2 nếu bị mắc phải.

Tùy theo cơ địa của mỗi người mà vắc-xin có thể gây ra một số phản ứng phụ khác nhau sau khi tiêm phòng. Vì vậy, việc theo dõi các phản ứng phụ sau tiêm Covid-19 rất quan trọng để có thể ứng biến và xử lý kịp thời.

Tùy theo cơ địa của mỗi người mà vắc-xin có thể gây ra một số phản ứng phụ khác nhau sau khi tiêm phòng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc-xin Covid

– Phản ứng phụ thường gặp (≥ 10%)

  • Tác dụng phụ tại vị trí tiêm:
    • Đau
    • Nóng
    • Đỏ
    • Sưng
    • Ngứa
    • Tăng cảm giác đau
  • Tác dụng phụ toàn thân:
    • Cảm thấy không khỏe
    • Buồn nôn
    • Đau đầu
    • Ớn lạnh hoặc cảm thấy sốt (nhiệt độ không rõ)
    • Đau khớp hoặc đau cơ

– Phản ứng phụ thường gặp (1-10%)

  • Sốt (nhiệt độ thân nhiệt đo được từ 38° C/100.4° F trở lên)

Sau khi tiêm phỏng, bạn cần ở lại để theo dõi các phản ứng, tối thiểu là 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Đây là nguyên tắc mà mọi người phải tuân thủ sau khi tiêm vắc-xin, áp dụng với cả vắc-xin Covid 19. Trong khoảng thời gian này, những biến chứng sau tiêm vắc-xin Covid có thể xuất hiện sớm và nặng, như phản ứng phản vệ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các trường hợp phản ứng phản vệ cần được phát hiện sớm để điều trị, theo dõi và chăm sóc tại các cơ sở y tế. Trường hợp đã về nhà, người được tiêm phòng cần tự theo dõi trong vòng 48 giờ để phát hiện những dấu hiệu ban đầu của phản ứng phản vệ. Nếu có, bạn phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Các trường hợp phản ứng phản vệ cần được phát hiện sớm để điều trị, theo dõi và chăm sóc tại các cơ sở y tế

Thời gian của các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc-xin Covid 19

  • Sốt: Người đi tiêm bị sốt nhẹ dưới 38 độ C thường khỏi sớm và có thể kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Trường hợp sốt cao > 38 độ C thì cần được theo dõi thường xuyên. Nếu thân nhiệt không đáp ứng với thuốc hạ sốt thông thường hoặc không giảm, bạn phải đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị.
  • Phản ứng tại chỗ gồm những triệu chứng như: cứng tại chỗ tiêm, đỏ, sưng, chai,… và thường tự hết trong vòng vài ngày đến 1 tuần.
  • Đau khớp: là tình trạng có thể tự khỏi. Trong một số trường hợp, người đi tiêm cần dùng thuốc giảm đau theo yêu cầu của cán bộ y tế.
  • Hội chứng não, màng não cấp tính xuất hiện các cơn kịch phát, rối loạn ý thức: thường kéo dài từ 1 đến nhiều ngày. Lúc này, bạn cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách vệ sinh điện thoại để ngăn ngừa virus Covid-19

Covid-19 có nguy hiểm cho người có bệnh nền?

Một số hiện tượng sốc phản vệ ít gặp sau tiêm Covid-19

Phản ứng phản vệ là trường hợp rất hiếm gặp nên bất kỳ ai bị phản ứng này đều cần được chăm sóc y tế khẩn cấp và đặc biệt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), những người bị sốc phản vệ sau lần tiêm mũi vắc-xin Covid-19 thứ nhất thì không nên tiêm liều thứ hai. Các triệu chứng sốc phản vệ bao gồm:

  • Đau bụng hoặc nôn
  • Khó thở, thở rít, tức ngực
  • Phù mạch nhanh, mày đay
  • Tụt huyết áp hoặc ngất
  • Rối loạn ý thức

Các đối tượng không nên tiêm vắc-xin Covid-19

  • Người có hệ miễn dịch đang suy yếu (suy giảm miễn dịch) hoặc dùng thuốc làm suy yếu miễn dịch như: thuốc ức chế miễn dịch, thuốc ung thư, corticosteroid liều cao,…
  • Người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ hoạt chất hoặc thành phần được liệt kê trong vắc-xin.
  • Người đang có sẵn bệnh lý hoặc cơ địa dị ứng. Trường hợp không chắc về tình trạng dị ứng do cơ địa, bạn nên trao đổi thật kỹ với các y bác sĩ tại bệnh viện.
  • Người sốt (≥ 37,5°C) và đang bị nhiễm trùng
  • Người bị các vấn đề về chảy máu, xuất huyết, bầm tím hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu)

Nếu không chắc bất kỳ những điều gì ở trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để trao đổi và tư vấn kỹ trước khi tiêm chủng vắc-xin Covid-19.

Không tiêm cho người sốt (≥ 37,5°C) và đang bị nhiễm trùng

Bài viết đã cung cấp những thông tin liên quan đến tác dụng phụ của Covid-19. Trường hợp tác dụng của phản phụ kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Ngoài ra, trước khi tiêm phòng, người đi tiêm cần kiểm tra sức khỏe, sàng lọc thật kỹ để đảm bảo an toàn và thuận lợi khi tiêm vắc-xin.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn: vnexpress (link 1, link 2), moh.gov, VNVC

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Karen Nguyen Le