Omega 3 là axit béo thiết yếu giúp bé phát triển trí não và thể chất một cách toàn diện. Vậy bố mẹ đã biết cách bổ sung omega 3 cho trẻ em đúng cách chưa?
Omega 3 là gì?
Omega 3 là các axit béo không thể thiếu đối với sự phát triển của cơ thể. Vi chất này có vai trò giúp hoàn thiện chức năng não, đảm bảo sức khỏe của tim. Ngoài ra Omega 3 còn hỗ trợ nâng cao khả năng miễn dịch cho bé.
Cơ thể không thể tự sản xuất ra loại axit này nên chúng ta lấy chúng từ nguồn thực phẩm. Chúng có mặt trong nhiều loại thực phẩm như dầu thực vật, các loại hạt. Ngoài ra một số loại rau cũng có hàm lượng Omega 3 khá lớn. Đặc biệt, omega 3 có nhiều ở một số loại cá, nhất là cá hồi, cá thu và cá ngừ.
Lợi ích của omega 3 cho trẻ em
Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung omega 3 mang lại vô số lợi ích cho trẻ em.
Tăng cường sức khỏe não bộ
Các nghiên cứu cho thấy omega 3 có thể cải thiện chức năng và tâm trạng ở trẻ em. Loại axit béo này có tác dụng nâng cao khả năng học tập, trí nhớ và phát triển trí não. 200mg DHA (acid béo không no chuỗi dài thuộc nhóm Omega 3) mỗi ngày để tăng kích hoạt vỏ não trước trán. Đồng thời cũng kích hoạt vùng não chịu trách nhiệm chú ý, kiểm soát xung lực và lập kế hoạch. Ngoài ra Omega 3 còn giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn tăng động thiếu chú ý (ADHD).
Giảm hen suyễn
Hen suyễn là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn. Bệnh này gây ra các triệu chứng như đau ngực, khó thở, ho và thở khò khè. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bổ sung axit béo omega 3 giúp giảm các triệu chứng này.
Giúp ngủ ngon hơn
Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến gần 4% trẻ em dưới 18 tuổi. Một nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung 600mg DHA trong 16 tuần làm giảm tình trạng này. Vì thế bổ sung omega 3 cho mẹ và bé sẽ giúp mang lại cho cả 2 giấc ngủ ngon.
Cải thiện sức khỏe của mắt
DHA là thành phần cấu trúc chính của võng mạc. Khi bạn không nhận đủ DHA, các vấn đề về thị lực có thể phát sinh. Khi cơ thể nhận đủ omega 3 giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
Bổ sung omega 3 cho bé từ thực phẩm
Trên thực tế, rất ít chất dinh dưỡng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng như axit béo omega 3. Các nhà khoa học đã tìm ra khá nhiều nguồn thực phẩm có chứa dưỡng chất thiết yếu này. Dưới đây là một số thực phẩm giàu omega 3 mà ba mẹ có thể bổ sung cho bé.
Từ các loại cá
Cá thu là loại cá nhỏ, béo, rất giàu chất dinh dưỡng. Ngoài omega 3, trong cá thu còn có vitamin B12 và selen. Hàm lượng omega 3 trong 100gr cá thu muối là 4.107mg. Cá hồi cũng chứa nhiều omega- 3 bên cạnh protein, vitamin D, selen và vitamin B. Thường xuyên cho trẻ như cá hồi giúp trẻ tăng cường trí nhớ và giảm trầm cảm. Hàm lượng omega 3 trong một 100gr phi lê cá hồi Đại Tây Dương nấu chín là 4.123mg.
Dầu gan cá tuyết được chiết xuất từ gan cá tuyết cũng nhiều axit béo omega 3, vitamin D và A. Một muỗng canh dầu gan cá tuyết sẽ đáp ứng nhu cầu omage-3, vitamin D và vitamin A mỗi ngày. Theo các nghiên cứu thì hàm lượng omega 3 mỗi muỗng canh là 2,682mg.
Cá cơm là loại cá nhỏ nhưng chúng là nguồn cung cấp niacin và selen tuyệt vời. Xương cá cơm là một nguồn canxi tốt. Hàm lượng omega 3 trong 100gram cá cơm là vào khoảng 2.113mg
Từ các loại hạt
Omega 3 có nhiều trong hạt lanh, dầu lanh. Hạt lanh cũng là một nguồn chất xơ, magiê và các chất dinh dưỡng khác. Ba mẹ có thể sử dụng dầu hạt lanh khi chế biến thức ăn để bổ sung omega 3 cho bé. Hàm lượng omega 3 trong mỗi muỗng canh là 7.260mg.
Hạt chia cũng có lượng omega rất cao. Hàm lượng omega 3 là 5.060mg trong một muỗng canh dầu hạt Chia. Ngoài ra chúng cũng rất bổ dưỡng vì giàu mangan, selen, magiê và một số chất dinh dưỡng khác.
Trong quả óc chó cũng chứa một lượng lớn đồng, mangan , vitamin E. Hàm lượng omega 3 là 2.570mg trong một muỗng canh. Mẹ có thể sử dụng hạt óc chó để nấu sữa, làm bánh hoặc cho trẻ ăn nguyên vị.
Mặc dù không có nhiều omega 3 như các loại thực phẩm trên, nhưng nhiều loại thực phẩm khác cũng chứa lượng khá omega 3. Ví dụ như trứng, thịt và các sản phẩm sữa từ động vật cỏ ăn, hạt cây gai dầu… Các loại rau như rau bina, cải bruxen cũng rất giàu loại axit béo này.
Mẹ cần lưu ý gì khi bổ sung omega cho trẻ em?
Các tác dụng phụ của việc bổ sung omega 3 nói chung là rất nhẹ. Phổ biến nhất là: hôi miệng, dư vị khó chịu, đau đầu, ợ nóng, đau dạ dày, buồn nôn. Một số trường hợp còn bị bệnh tiêu chảy khi bổ sung Omega 3. Vì thế ba mẹ nên cho trẻ ăn với liều thấp khi mới bắt đầu. Sau đó mới tăng dần để xem xét phản ứng cơ thể của trẻ.
Những trẻ dị ứng với cá hoặc động vật có vỏ nên tránh bổ sung omega 3 từ nguồn này. Dầu cá và các chất bổ sung có nguồn gốc từ cá khác không nên dùng trong trường hợp này. Thay vào đó, mẹ hãy lựa chọn thực phẩm khác giàu omega như hạt lanh hoặc dầu tảo.
Thay lời kết
Omega 3 có vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện và vững vàng. Vì thế bố mẹ nên chú ý bổ sung loại axit béo này đúng cách cho trẻ.
Tùy theo độ tuổi của trẻ mà liều dùng omega 3 khác nhau. Bố sung omega 3 hợp lý sẽ giúp ích cho sức khỏe của trẻ rất nhiều và cũng không khó. Tuy nhiên, ba mẹ cẩn thận và tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng. Điều này nhằm tránh tình trạng bổ sung quá liều omega 3 cho trẻ ba mẹ nhé.
Xem thêm
- Bổ sung Omega-3 cho mẹ bầu đúng cách giúp phát triển não bộ của bé yêu
- Để con lớn lên thông minh khỏe mạnh, bà bầu đừng quên ăn các loại thực phẩm này
- 9 Loại thực phẩm thông minh cho não của bé ở độ tuổi từ 1 – 3.
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!