Ốm nghén nặng khi mang thai - Nỗi ám ảnh của mẹ bầu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chắc hẳn rất nhiều người đã nghe đến hiện tượng ốm nghén trong thai kỳ, nhưng không phải ai cũng biết đến cụm từ “nôn nghén” chỉ sự ốm nghén nặng và gây ra nhiều khó khăn cũng như ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ mẹ và thai nhi như thế nào.

Một người phụ nữ tên Clementine Wallop đã chia sẻ trên báo của Mỹ câu chuyện chị đối mặt với chứng Ốm nghén nặng (hay còn gọi là “nôn nghén”) ra sao.  Chị đã từng nôn đến 13 lần một ngày và thậm chí ói ra cả máu và a-xít. Trong suốt thời gian mang thai, chị từng nhập viện 2 lần, được truyền dung dịch giúp giảm triệu chứng nôn nghén và uống thuốc chống nôn trong suốt 5 tháng của thai kỳ.

Ở Việt Nam, việc ốm nghén thường bị coi nhẹ và nhiều người cho rằng chuyện ốm nghén là điều rất bình thường trong quá trình mang thai của các bà mẹ. Tuy nhiên, thể trạng của mỗi người phụ nữ là khác nhau và mỗi người sẽ ốm nghén theo mức độ khác nhau: nhẹ thì buồn nôn và nôn 3-4 lần trong ngày; nặng thì giống trường hợp của chị Clementine Wallop nói trên hoặc hơn thế nữa.

Các mẹ bầu ơi, ốm nghén nặng dễ dẫn đến việc sinh non ở các bà mẹ đó. Vậy nên các mẹ cần có kiến thức để biết mình có bị Nôn nghén hay không và có biện pháp giảm nhẹ triệu chứng nhé.

So sánh hiện tượng Nghén thông thường và Nôn nghén

Có rất tư liệu cả trong và ngoài nước liệt kê các triệu chứng của ốm nghén thường và ốm nghén nặng. Để tóm tắt, chúng ta có thể theo dõi bảng so sánh sau đây:

Ốm nghén thường

Ốm nghén nặng (Nôn nghén)

Buồn nôn và nôn

Thi thoảng buồn nôn trong ngày nhưng không phải lúc nào cũng nôn

Buồn nôn thường xuyên đi kèm với nôn ói dữ dội, có thể nôn ra máu

Mức độ nghén theo thời gian thai kỳ

Từ tuần 12 trở đi, triệu chứng ốm nghén giảm dần

Triệu chứng không hề thuyên giảm theo thời gian

Tình trạng mất nước của cơ thể

Không bị mất nước trầm trọng vì nôn ói

Nôn ói quá nhiều gây mất nước cho cơ thể, dẫn đến tiểu ít và nước tiểu sậm màu

Mất cân bằng điện giải

Không mất cân bằng điện giải vì chỉ nôn một ít thức ăn ra ngoài

Cơ thể mất cân bằng điện giải do nôn ói làm toàn bộ thức ăn bị tống sạch sẽ ra khỏi cơ thể

Cân nặng

Ít khi sụt cân, hoặc không quá nghiêm trọng

Sụt 5% (khoảng 3kg) trở lên tổng trọng lượng cơ thể

Các dấu hiệu khác

Thường xuyên đau bụng, nhức đầu, chóng mặt, hay nhầm lẫn, bị ngất, vàng da…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những trường hợp dễ bị nôn nghén (ốm nghén nặng)

  • Người mang thai đôi hoặc đa thai
  • Người bị bệnh cường giáp
  • Có tiền sử bị say tàu xe
  • Người dễ buồn nôn ngay cả khi không bị say tàu xe

Điều cần làm khi bị nôn nghén

Cách tốt nhất để phòng tránh tình trạng này là bạn nên đi khám sức khoẻ toàn thân trước khi có kế hoạch mang thai.  Tuy nhiên, nếu bạn đang ốm nghén nặng trong thai kì thì bạn nên trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe về các triệu chứng của bạn.

Bạn nên kể chi tiết để chuyên gia có thể tư vấn loại thuốc phù hợp giúp bạn giảm đi triệu chứng khó chịu. Bên cạnh đó, có thể tham khảo các cách dưới đây giúp giảm triệu chứng do ốm nghén nặng gây ra.

Gợi ý điều chỉnh chế độ ăn uống

Lưu ý về thức ăn

  • Hãy cứ ăn những gì bạn muốn và ăn khi có thể, miễn là chúng được vệ sinh sạch sẽ và an toàn cho sức khoẻ. Bạn sẽ không thể biết khi nào bạn sẽ bị nôn ói tiếp và sẽ rất mệt nếu cơ thể bạn không được tiếp năng lượng.
  • Ăn ít nhưng chia ra nhiều bữa nhỏ. Cứ sau 2 đến 3 tiếng bạn lại ăn một lần.
  • Ăn bánh quy 15 phút trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng.
  • Thử ăn thực phẩm lạnh thay vì thực phẩm nóng (thực phẩm lạnh có ít mùi hơn).
  • Có thể ăn đồ ăn nhẹ nhưng giàu protein (đạm).
  • Tránh ăn đồ cay, đồ nhiều chất béo.
  • Đừng bỏ bữa vì điều đó không giúp ích gì cho bạn.

Thức uống

  • Uống nước/chất lỏng nửa giờ trước bữa ăn hoặc nửa giờ sau bữa ăn. Tránh uống trong khi ăn.
  • Trong ngày mẹ bầu cần bổ sung tám ly nước hoặc chất lỏng để tránh mất nước.
  • Có thể uống thêm đồ uống có ga.
  • Uống các loại trà thảo dược có chứa bạc hà hoặc gừng hoặc đồ uống có chứa gừng khác.

Gợi ý các hoạt động cho mẹ bầu

  • Hạn chế tiếng ồn, ánh sáng, mùi và kích thích từ người khác
  • Khi cơ thể bị nóng, bạn sẽ dễ buồn nôn hơn. Cố gắng tăng thời gian nghỉ ngơi và ngủ trưa nhiều hơn trong ngày.
  • Có thể ngửi một số mùi tinh dầu nhẹ nhàng giúp thư giãn tinh thần và giảm sự khó chịu từ những mùi khác
  • Bổ sung Vitamin B6 giúp cân bằng hệ tiêu hoá.

Nếu các mẹ đã cố gắng làm những điều trên mà không cảm thấy đỡ, thậm chí nôn ra máu và a-xít trong dạ dày, người mệt lả không còn sức sống,… các mẹ nên đến bệnh viện ngay để bác sĩ thăm khám và kịp thời điều trị cho các mẹ. Hãy nhớ tới sức khoẻ của mình là quan trọng nhất và nó sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng của bạn đó.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Việt Nam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Thanh Hằng