Ô nhiễm không khí gây ra những bệnh gì bạn có biết không? Ô nhiễm không khí gây giảm chức năng phổi, bệnh về tim mạch và não… Đây đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu của người dân Hà Nội, cũng như người dân Việt Nam. Những ngày gần đây, chỉ số AQI (chỉ số chất lượng không khí trung bình) ở nhiều khu vực Hà Nội luôn đạt ở mức kém là màu đỏ và tím.
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay
- Tình trạng không khí ô nhiễm tại Hà Nội
- Ô nhiễm không khí gây ra những bệnh gì
- Cách phòng tránh ảnh hưởng xấu của ô nhiễm không khí
Vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những tác nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người là Oxit Nitơ (NOx), Oxit lưu huỳnh (SOx), Cacbon Monoxit (CO), Chì, Ozon tầng mặt đất, các hạt vật chất khí quyển lơ lửng. Đặc biệt, chúng ta cần chú ý các hạt bụi mịn có kích thước nhỏ hơn 2,5 micron (PM 2.5). Những hạt bụi PM 2.5 có khả năng cao xâm nhập vào phổi, dẫn đến ảnh hưởng xấu đến cả hệ hô hấp và hệ thống mạch máu. Tuỳ thuộc vào mức độ và thời gian tiếp xúc với không khí ô nhiễm mà sức khoẻ con người có thể bị ảnh hưởng từ nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng.
Mẹ đã biết chưa?
Tình trạng không khí ô nhiễm tại Hà Nội
Tháng 1/2021, theo Cổng thông tin quan trắc môi trường UBND TP.Hà Nội thì chỉ số AQI nhiều khu vực của Thủ Đô đạt mức chỉ số trung bình màu đỏ là 168. Mức màu đỏ thể hiện tình trạng không khí đang rất xấu. Ở mức màu đỏ này có thể ảnh hưởng sức khỏe xấu đến người bình thường. Đặc biệt nhóm người nhạy cảm sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng hơn và được khuyên là hạn chế các hoạt động ngoài trời.
Thời điểm ngày 11/12/2021, chỉ số AQI ghi nhận tại nhiều khu vực Hà Nội như đường Tô Ngọc Vân, Long Biên, Phố Tây Hồ, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, đường Phạm Văn Văn Đồng đạt mức màu tím trung bình 232. Mức màu tím thể hiện tình trạng rất không lành mạnh và vô cùng nguy hại đến sức khỏe của mọi người.
Ô nhiễm không khí gây ra những bệnh gì?
Chất lượng không khí kém đi sẽ gây nguy hại vô cùng đến sức khỏe của mọi người, đặc biệt là nhóm đối tượng nhạy cảm như người già và trẻ nhỏ. Tác động xấu đó có mức ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khoẻ, tương đương với tác hại của việc hút thuốc lá. Bên cạnh đó, hạt bụi mịn có thể xâm nhập vào hệ miễn dịch và phổi dẫn đến một số vấn đề như:
- Bệnh về hô hấp và ung thư phổi
- Bệnh về tim mạch và não
- Biến chứng thần kinh và tâm lý
- Bệnh Alzheimer và Parkinson
- Bệnh về mắt và bệnh ngoài da
- Tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh hô hấp phổ biến có thể do ô nhiễm môi trường gây ra. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của phản ứng viêm bất thường tại đường thở và/hoặc phế nang do phơi nhiễm với các hạt hoặc khí độc hại.
- Bệnh hay gặp ở nam giới trên 40 tuổi
- Người hay hút thuốc lá, thuốc lào.
- Ô nhiễm môi trường sống: Khói bếp và chất đốt, bụi hữu cơ, vô cơ, hơi khí độc hóa chất.
Triệu chứng thường gặp là ho, khạc đờm kéo dài. Lúc đầu triệu chứng có thể là ho ngắt quãng về sau ho dai dẳng hoặc bị ho hàng ngày, ho khan hoặc ho có đờm, thường về buổi sáng.
Khó thở: khi nặng dần sẽ thấy khó thở, lúc đầu chỉ khó thở khi gắng sức, sau khó thở cả khi nghỉ ngơi và khó thở liên tục.
Ô nhiễm không khí gây ra những bệnh gì ở trẻ em?
- Trẻ tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, sau đó sẽ gặp các bệnh về hệ thần kinh
- Tiếp xúc lâu ngày với không khí ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và phát triển nhận thức ở trẻ
- Hoạt động phổi bị suy giảm
- Tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn
- Tình trạng sức khoẻ của bé trở nên yếu ớt hơn
Mẹ đã biết chưa?
Cách phòng tránh ảnh hưởng xấu của ô nhiễm không khí
Để giảm nguy cơ mắc các bệnh kể trên thì mỗi cá nhân nên góp phần chung tay bảo vệ môi trường. Cần trồng thêm nhiều cây xanh hay dùng các phương tiện công cộng để giảm thiểu khí thải. Ngoài ra, mọi người cũng nên tuân thủ một số việc sau để đảm bảo sức khỏe của mình như:
- Hạn chế ra đường vào những ngày có mức ô nhiễm không khí cao
- Khi ra đường nên dùng khẩu trang phòng độc, có thể lọc bụi mịn
- Dùng khẩu trang N95 hoặc N99 có thể lọc hạt bụi nhỏ từ 80-99%
- Sử dụng máy lọc không khí trong nhà để lọc bỏ các chất độc hại
- Bổ sung thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, Vitamin và khoáng chất thiết yếu
Tổng kết
Vấn đề ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn đang có ảnh hưởng vô cùng xấu đến sức khỏe của mọi người. Đặc biệt, đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất và trầm trọng nhất là người già và trẻ nhỏ. Ô nhiễm không khí có thể đến các bệnh về đường hô hấp, ung thư phổi, tim mạch, thần kinh và gây kích ứng da… Vì thế, mỗi cá nhân nên tự bảo vệ bản thân bằng cách sử dụng khẩu trang N95 hoặc N99 mỗi khi ra đường. Bên cạnh đó, mọi người nên có chế độ ăn hợp lý để tăng sức đề kháng cho bản thân mình.
Xem thêm:
- Cách điều trị khi con bị sốt và tay chân lạnh bất thường
- Các phòng khám nhi tư nhân tại TPHCM uy tín cho bé
- Công thức làm tỏi ngâm mật ong trị ho và viêm họng cho bé