Nước ối nhiều có nguy hiểm không? Mẹ cần làm gì khi bị nhiều ối?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi gặp tình trạng nước ối nhiều hay còn gọi là dư ối, đa ối, các bà mẹ thường cảm thấy khá lo lắng, bất an. Tuy nhiên hiện tượng nước ối nhiều có nguy hiểm không, gây nguy hiểm gì đến thai nhi và mẹ cần phải làm gì khi gặp vấn đề này thì không phải ai cũng biết.

Chỉ số bình thường của nước ối, thế nào là nhiều nước ối?

Nước ối được cho là bình thường khi đạt 250 – 600 ml lúc thai nhi từ 16 - 32 tuần tuổi. Lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai, đến khoảng tuần thứ 34 của thai kỳ, thể tích nước ối đạt 800ml và duy trì cho đến khi thai nhi 37 tuần tuổi, lúc này nước ối sẽ đạt mức cao nhất vào khoảng 1000ml. Sau đó, nó sẽ giảm dần còn khoảng 500 - 600ml cho đến khi sinh.

Tuy nhiên khi một số bất thường trong cơ thể xảy ra sẽ khiến cho mực nước ối nhiều hơn mức bình thường này. Nước ối nhiều có thể rơi vào 2 trường hợp dư ối và đa ối:

  • Dư ối: Chỉ số ối nằm trong khoảng 12 - 25cm so với chỉ số nước ối bình thường là 6-18cm. Tuy nhiên, nước ối ở khoảng 12 - 25cm cũng vẫn được coi là bình thường đối với thai phụ, không quá nghiêm trọng và không đáng lo ngại.
  • Đa ối: Chỉ số ối lớn hơn 25cm được xem là bệnh lý. Trường hợp này có khả năng gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé ở những mức độ khác nhau.

Nước ối nhiều có nguy hiểm không?

Lượng nước ối vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây rất nhiều nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Hiện tượng này xuất hiện càng sớm và lượng nước ối càng tăng cao thì nguy cơ biến chứng càng nghiêm trọng hơn:

Đối với thai nhi

Khi tình trạng nước ối nhiều trở thành bệnh lý, tùy mức độ có thể gây ra biến chứng nặng hay nhẹ cho thai nhi. Lượng dịch ối và nguy cơ biến chứng tăng theo tỉ lệ thuận. Các biến chứng thường gặp nhất có thể là:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bé phải sinh non vì ối nhiều có khả năng gây vỡ màng ối sớm.
  • Nhau bong non do túi ối bị căng quá mức.
  • Ngôi thai bị đảo lộn, ngôi mông hoặc ngôi ngang, gây khó khăn cho quá trình sinh nở.
  • Thai chết lưu là tình huống xấu nhất.

Đối với thai phụ

  • Nếu bị dư ối, mẹ có khả năng bị đờ tử cung tức là tử cung không co lại như các trường hợp bình thường, làm tăng nguy cơ chảy máu và băng huyết sau sinh.
  • Tăng nguy cơ sinh mổ.

Triệu chứng dư thừa nước ối

Theo nghiên cứu, khoảng 1% bà bầu có nguy cơ sẽ đối mặt với vấn đề thừa nước ối. Dựa vào thời điểm xác định, hiện tượng nhiều nước ối hay còn gọi là dư ối, đa ối thường được phân thành đa ối cấp tính và đa ối mãn tính:

Đa ối cấp tính

Hiện tượng đa ối cấp ở bà bầu thường xảy ra vào tuần thứ 16 - 20 trong quá trình mang thai. Nếu không biết kịp thời, bà bầu có thể sẽ chuyển dạ sớm hoặc xấu nhất có thể gây sảy thai.

Các dấu hiệu nhận biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bụng bầu sẽ lớn nhanh hơn và có dấu hiệu căng cứng, ấn vào cảm giác đau
  • Không sờ được các phần thai nhi, khám kỹ có thể có dấu hiệu cục đá nổi.
  • Nếu thai phụ bị đa ối cấp, tim thai khó nghe được, nghe xa xăm hơn mức bình thường.
  • Khi khám âm đạo sẽ xuất hiện đoạn dưới căng phồng, cổ tử cung hé mở, đầu gối căng thì cũng là những triệu chứng cho thấy thai phụ bị đa ối cấp.
  • Bị phù và giãn tĩnh mạch, đặc biệt là chi dưới do tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép gây ra các triệu chứng liên quan.
  • Xuất hiện triệu chứng khó thở và suy hô hấp ảnh hưởng không tốt đến quá trình mang thai.

Đa ối cấp tính sẽ có thể kèm theo dị dạng thai nhi như tắc nghẽn thực quản hoặc đoạn cao của ống tiêu hóa, tật nứt cột sống, quái thai vô sọ… và nhiều tác hại không lường trước được. Chính vì vậy, ngoài việc thăm khám theo lịch hẹn, khi có dấu hiệu bất thường của cơ thể, mẹ nên đi khám ngay để bác sĩ có thể phát hiện và cho mẹ những lời khuyên hữu ích về tình trạng đa ối cấp tính.

Đa ối mãn tính

Đa ối mãn chiếm 95% các trường hợp đa ối và triệu chứng này thường xuất hiện ở những tháng cuối của thai kì. Ở giai đoạn này, bệnh đa ối mãn phát triển tương đối chậm nên các bà bầu dễ thích nghi với các triệu chứng. Lúc này thai phụ không đau, khó thở nhiều như khi mắc đa ối cấp nhưng đến giai đoạn khi nước ối đã tăng nhiều lên thì tử cung cũng sẽ căng lên và làm mẹ cảm thấy khó thở hơn.

Những dấu hiệu nhận biết triệu chứng đa ối mãn tính là: đi khám trước ngày sinh 3 tháng sẽ cảm thấy nặng bụng, bụng căng, khó thở, tim đập nhanh hơn giai đoạn đầu mang thai.

Cần làm gì khi bác sĩ chẩn đoán nhiều nước ối?

Khi đã trả lời được câu hỏi “nước ối nhiều có nguy hiểm không”, thai phụ cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ nhằm cải thiện tình trạng dư thừa nước ối 1 cách tốt nhất, đảm bảo có 1 thai kỳ khỏe mạnh:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

  • Trong những trường hợp nhiều ối, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu thực hiện một số xét nghiệm như chọc ối, xét nghiệm đường trong máu, xét nghiệm nhiễm sắc thể, siêu âm… để phát hiện các bất thường về sức khỏe mẹ và bé.
  • Với những trường hợp đa ối, bác sĩ có thể chỉ định chọc ối hoặc uống thuốc để giảm bớt lượng nước ối. Rút bớt nước ối có thể được tiến hành nhiều lần trong thai kỳ. Tuy nhiên, khi tiến hành phương pháp này, nguy cơ sinh non, nhau bong sớm hoặc vỡ ối sớm cũng cao hơn bình thường.
  • Nếu được chỉ định uống thuốc, mẹ sẽ được chỉ định siêu âm Doppler và theo dõi tim thai. Thuốc có tác dụng làm giảm lượng nước ối tiết ra hoặc làm tăng sự tái hấp thu nước ối, giảm lượng nước tiểu thai nhi thải ra và tăng sự trao đổi dịch qua màng thai. Tác dụng phụ mẹ bầu có thể gặp phải là buồn nôn, nôn, trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày…
  • Mẹ cần tăng cường nghỉ ngơi, lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung chất xơ, rau xanh, hạn chế các thực phẩm mọng nước, duy trì lượng nước uống từ 1,5 – 2l nước mỗi ngày để không làm gia tăng áp lực lên chỉ số nước ối.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi