Học ngay công thức nước mắm pha 1 lần dùng cả tháng, có thể kết hợp với bất kỳ món ngon nào!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có chị em nào đã từng nghĩ đến việc pha nước mắm 1 lần dùng cả tháng, có thể thoải mái biến tấu thành vô vàn công thức nước chấm khác nhau chưa? Bí kíp nước mắm thần thánh sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Trong ẩm thực Việt, nước mắm có thể được coi là "quốc hồn quốc túy" - là linh hồn cho nhiều món ăn đặc trưng của người Việt. Mới chỉ sau 1 ngày chia sẻ lên nhóm Yêu Bếp, cách pha nước mắm 1 lần dùng cả tháng để biến tấu "chấm cả thế giới" của chủ tài khoản Thanh Tuyền đã nhận được tới hàng nghìn lượt yêu thích và chia sẻ.

Nguyên liệu nước mắm pha 1 lần dùng cả tháng

  • Đường vàng: 200g
  • Nước mắm loại 40 độ: 200ml
  • Nước: 250ml
  • Muối: ½ thìa cafe
  • Tỏi: 50g
  • Ớt: 50g
  • Nước cốt chanh: 60ml

Bài đăng của chị Tuyền trên 1 group nấu ăn

Các bước thực hiện

  • Đun sôi hỗn hợp nước, đường và muối trong 3 phút đến khi có màu vàng đẹp và hơi sánh thì tắt bếp cho nước mắm vào, để nguội
  • Băm nhuyễn tỏi ớt trộn cùng nước cốt chanh rồi để trong 15 phút
  • Hòa hỗn hợp nước mắm đường và hỗn hợp tỏi ớt với nhau
  • Cho vào lọ thủy tinh sạch đã lau thật khô rồi bảo quản trong tủ lạnh

1001 biến tấu từ công thức nước mắm pha 1 lần dùng cả tháng

Khi đã có sẵn lọ nước mắm thần thánh, việc chuẩn bị thành vô vàn loại nước chấm khác nhau trở nên vô cùng đơn giản.

  • Nước chấm hải sản (ốc, nghêu…)

Bạn chỉ cần lấy 2 cây sả rửa sạch rồi cắt mỏng, thái sợi thêm vài lá chanh non và cho chung vào với nước mắm là xong.

  • Mắm chấm thịt vịt luộc, cá chiên giòn

Lấy 1 củ gừng nhỏ băm nhuyễn, chắt bỏ bớt phần nước gừng cho không còn đắng rồi cho nước mắm vào thôi.

  • Mắm chấm bánh bột lọc

Bánh bột lọc nhân tôm thịt thì càng đơn giản hơn nữa, bạn chỉ việc cắt trái ớt xanh rồi múc phần nước mắm trong (không tỏi ớt) vào là sẵn sàng để thưởng thức rồi đúng không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bát nước mắm này mà dùng để chấm bánh tráng cuốn với cá, tôm với bún, rau thơm xà lách, dưa leo và vài lát dứa thì đúng là không còn gì bằng các mẹ nhỉ.

  • Nước mắm chấm nem/chả giò rán

Với món này chị em có thể pha thêm 1 chút nước vào cùng chén nước mắm rồi thả thêm dưa góp từ cà rốt, đu đủ hoặc su hào… và ăn kèm rau sống cho đỡ ngán nhé.

Mách chị em cách chọn nước mắm ngon tốt cho sức khỏe cả nhà

Kiểm tra nguồn nguyên liệu và quy trình làm nước mắm

Nguyên liệu làm nước mắm ngon chỉ với thành phần duy nhất là cá và muối, không có thêm bất cứ thành phần nào khác trong tem nhãn chai nước mắm. Cá làm nước mắm cốt có thể là cá cơm, cá nục, cá thu... cùng muối nhập khẩu từ các vùng chuyên làm muối như Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Quốc, Nha Trang...

Cá và muối sau được trộn đều với nhau theo tỉ lệ 1:3 (1 cá + 3 muối). Làm theo hai phương pháp chính là gài nén hoặc ủ chượp trong các lu sứ truyền thống để giữ được hương vị chuẩn, thơm ngon và an toàn. Thời gian gian muối mắm chuẩn để có thể phân giải hết thịt cá, cho ra chai nước mắm ngon, nguyên chất và giàu giá trị dinh dưỡng phải ít nhất từ 18-24 tháng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thông tin độ đạm của nước mắm

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 5107:2003 các sản phẩm nước mắm ngon hay còn gọi là nước mắm cốt truyền thống được chia làm 4 hạng dựa trên yếu tố về lượng đạm tổng số dưới đây:

  • Độ đạm >30 N g/l: nước mắm an toàn loại đặc biệt.
  • Nếu độ đạm >25 N g/l: nước mắm an toàn loại thượng hạng.
  • Độ đạm >15 N g/l: nước mắm an toàn loại hạng 1.
  • Độ đạm >10 N g/l: nước mắm an toàn loại hạng 2.

Chọn nước mắm ngon dựa trên màu sắc nước mắm

Nước mắm truyền thống có màu cánh gián trong rất đặc trưng, khi đem ra ánh sáng sẽ thấy màu cánh gián vàng óng, sánh. Do không có phụ gia, chất bảo quản và hương liệu nào nên khi bật nắp sử dụng một thời gian sẽ thấy mắm chuyển màu sậm dần.

Dựa vào mùi vị nước mắm

Mùi vị của nước mắm truyền thống rất đặc trưng, vì thế nhiều người sành ăn rất dễ nhận biết thông qua yếu tố này. Nước mắm ngon có mùi thơm nồng bùi bùi, vị mặn do độ đạm trong mắm cao do thành phần làm ra mắm chỉ cá và muối. Các enzym trong cá sau khi phân giải sẽ tạo ra tinh cốt nước mắm nguyên chất giàu giá trị dinh dưỡng, mùi thơm của mắm sau khi ăn thấm dần vào cổ họng gọi là hậu vị.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo afamily

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi