Nôn ra nước chua khi mang thai là ốm nghén bình thường hay triệu chứng nguy hiểm?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều mẹ lo lắng không biết nôn ra nước chua khi mang thai triệu chứng của bệnh gì và có gây nguy hiểm cho sức khỏe không. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Ốm nghén là gì?

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất mà hầu hết bà bầu đều gặp phải trong thai kỳ đó là ốm nghén. Ốm nghén ở bà bầu đơn giản là cảm giác buồn nôn và nôn xảy ra nhiều lần trong một ngày.

Đa số bà bầu thường bắt đầu gặp tình trạng ốm nghén từ tuần thứ 4 – 6 của thai kỳ và tình trạng này sẽ giảm dần sau ba tháng đầu. Tình trạng ốm nghén nặng hay nhẹ, kéo dài lâu hay nhanh còn phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ.

Nôn ói nhiều khi ốm nghén có nguy hiểm không?

Ốm nghén chia làm 2 loại là ốm nghén nhẹ và ốm nghén nặng. Tình trạng ốm nghén nhẹ xảy ra với khoảng 80% bà bầu và đây là triệu chứng bình thường khi mang thai nên không khiến mẹ bầu bị sút cân hay mệt mỏi nghiêm trọng.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu gặp tình trạng ốm nghén nặng và nôn ói thường xuyên khiến thức ăn trong dạ dày bị tống hết ra ngoài, mẹ bầu có thể bị chán ăn dẫn đến suy nhược cơ thể, sút cân, cơ thể mất nước và khiến mẹ bầu mất hết năng lượng. Trường hợp này mẹ bầu cần phải đi khám bác sĩ để được kê một số loại thuốc làm giảm ốm nghén.

Mẹ bầu nôn ra nước chua khi mang thai có phải do ốm nghén?

Nôn là một triệu chứng bình thường của ốm nghén. Mẹ bầu thường bị buồn nôn hoặc nôn vào buổi sáng, đặc biệt là khi ngửi thấy mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nôn ra nước chua khi mang thai thì đây không còn là triệu chứng bình thường của ốm nghén nữa mà là do trào ngược dạ dày.

Triệu chứng khi mẹ bầu bị trào ngược dạ dày

Nôn ra nước chua khi mang thai có thể là triệu chứng của ợ nóng hay còn gọi là trào ngược dạ dày. Đây là triệu chứng khó chịu mà 50% phụ nữ mang thai có thể gặp phải, nhất là trong quý thứ 2 và thứ 3 thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ợ nóng là tình trạng axit dạ dày bị đẩy lên thực quản khiến mẹ gặp một số triệu chứng như:

  • Chất nôn đầy lên trong cổ họng
  • Có cảm giác bỏng rát sau xương ứng hoặc ở dạ dày và có xu hướng lan lên trên
  • Cảm thấy có vị chua trong miệng hoặc nôn ra nước chua khi mang thai
  • Đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu,…

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị trào ngược dạ dày khi mang thai?

Có 3 nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị trào ngược dạ dày khi mang thai dẫn đến nôn ra nước chua:

Progesterone

Cơ thể phụ nữ mang thai tự động sản sinh ra nội tiết tố progesterone với số lượng lớn để giúp tử cung giãn nở tối đa theo sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, cũng chính vì sự gia tăng quá mức này nên van dạ dày cũng bị giãn rộng theo, khiến axit trong dạ dày tràn lên trên thực quản.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hormone relaxin

Khi mang thai, lượng hormone relaxin trong cơ thể mẹ tăng cao đột ngột làm cản trở quá trình tiêu hóa. Khi thức ăn ở bên trong dạ dày trong thời gian lâu và không được tiêu hóa, lượng axit dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn và gây ra ợ hơi.

Dạ dày bị chèn ép

Sự phát triển của thai nhi qua thời gian sẽ càng chiếm nhiều diện tích trong bụng mẹ và vô tình làm đè lên dạ dày, cơ thắt thực quản dưới. Dạ dày bị đè nén sẽ làm thúc đẩy quá trình axit trào lên thực quản, gây ra tình trạng ợ nóng và có thể nôn ra nước chua.

Nôn ra nước chua khi mang thai có nguy hiểm không?

Ợ nóng hay nôn ra nước chua khi mang thai thường không phải là một dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, nhưng nó có thể khá khó chịu và thậm chí gây đau đớn. Tình trạng này cần phải được điều trị vì nếu để tiếp diễn nhiều lần, nó sẽ khiến mẹ không thể ăn vì đau đớn. Mẹ mang thai không ăn uống đầy đủ thì bé sẽ không nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, nếu mẹ nôn ra nước chua với số lượng lớn, kèm theo sốt cao, đau đầu, chóng mặt, khó nuốt, mất khẩu vị, dễ bị nghẹn hoặc sặc khi ăn, điều đó chứng tỏ hệ tiêu hóa của mẹ đang gặp vấn đề. Mẹ cần đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Cần làm gì khi mẹ nôn ra nước chua khi mang thai?

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
  • Không ăn quá gần giờ ngủ, mẹ nên ăn trước giờ ngủ 2-3 tiếng để khi ngủ dạ dày hoàn toàn được nghỉ ngơi
  • Kê cao gối để nằm đầu cao hơn dạ dày
  • Kiêng ăn thức ăn cay, dầu mỡ và thực phẩm chứa caffeine

Vừa rồi là những thông tin về tình trạng bà bầu bị nôn ra nước chua khi mang thai. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục khiến mẹ bầu khó chịu, hãy đến bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời mẹ nhé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy