Nhiễm trùng vết mổ sau sinh thường do tình trạng nhiễm trùng vì vi khuẩn ở vết khâu gây ra. Bạn cần nhanh chóng điều trị để tránh những biến chứng từ nhiễm trùng vết thương.
-
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết mổ sau sinh
-
Việc điều trị nhiễm trùng vết mổ sau sinh như thế nào?
-
Cách ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết mổ sau sinh
Cơ thể người phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi khi mang thai. Và khi vượt cạn phải sinh mổ thì càng làm tổn thương đến cơ thể. Vết mổ sau sinh đòi hòi sự chăm sóc kỹ lưỡng từ sản phụ để hạn chế bị viêm nhiễm.
Bạn có thể chưa biết:
Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn cho mẹ sau sinh không nhiễm trùng mưng mủ
Chính bản thân chị em phụ nữ hãy để ý những dấu hiệu bất thường sau, nếu có phải lập tức đến trung tâm y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời:
- Vết mổ đẻ bị sưng đỏ, cảm giác nóng rát và có mủ.
- Thấy vết mổ bị hở; hay có dấu hiệu bị rỉ máu; hay phần thịt bên trong có vẻ lồi ra ngoài.
- Có lớp dịch tụ đọng lại trên hốc tạo thành do vết mổ cũ. Tình trạng này có thể gây ra rong huyết, thụ thai khó.
- Sản phụ bị sốt, sốt cao 39 – 40 độ, nhiều khi cảm thấy ớn lạnh là dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh.
- Cảm giác đau tức vùng bụng dưới đặc biệt là xung quanh vết mổ, ngực bị cương đau.
- Sản dịch sau sinh có mùi hôi.
Đặc biệt, những sản phụ bị bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ sau sinh cao hơn do vết thương khó lành và liền sẹo. Do đó, sản phụ và người nhà chăm sóc cần phải cẩn thận nhiều hơn nữa.
Việc điều trị nhiễm trùng vết mổ sau sinh như thế nào?
Nhìn chung hầu hết các trường hợp này có thể được điều trị bằng kháng sinh. Việc dùng loại kháng sinh còn tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn cũng như tác nhân gây ra việc nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ là người chịu trách nhiệm đánh giá và đưa ra phác đồ điều trị.
Liền sẹo vết mổ sau sinh là một quá trình phức tạp trải qua 4 giai đoạn chồng lấp lên nhau, đó là:
- Xuất huyết và phản ứng viêm
- Biểu mô hóa
- Tăng sinh
- Tái tạo.
Ngoài điều trị kháng sinh còn phải làm sạch ổ nhiễm khuẩn: Làm sạch buồng tử cung, vết thương tại âm đạo tầng sinh môn, dẫn lưu tiểu khung….
Áp xe vết mổ cũng được điều trị bằng thuốc kháng sinh và cần được chăm sóc đặc biệt. Bác sĩ sẽ xem xét vùng bị nhiễm trùng, sau đó dẫn lưu mủ. Sau khi khu vực này được vệ sinh cẩn thận, bác sĩ sẽ ngăn ngừa sự tích tụ mủ bằng cách đắp một miếng gạc sát trùng lên đó. Vết thương sẽ cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo lành đúng tiện độ.
Biến chứng của việc nhiễm trùng
Tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau sinh nên được thai phụ và người nhà nhìn nhận một cách nghiêm túc và cẩn trọng. Vì nếu để nặng, không những ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ cơ thể của sản phụ, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Cách ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ
Một số nhiễm trùng vết mổ sau sinh nằm ngoài tầm kiểm soát của thai phụ dù kỹ lưỡng đến cỡ nào. Tuy nhiên, nếu đã sinh mổ, việc tuân thủ các bước chăm sóc nhất định để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng là hết sức cần thiết.
- Thực hiện theo các hướng dẫn chăm sóc vết thương và chỉ dẫn uống thuốc sau phẫu thuật do bác sĩ đưa ra. Nếu có thắc mắc, đừng ngần ngại gọi hỏi bác sĩ.
- Nếu đã được sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng, hãy uống đủ thuốc, không bỏ hay ngừng cho đến khi kết thúc toàn bộ quá trình điều trị.
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ đẻ mổ kiêng những gì để tránh nhiễm trùng vết thương, sớm hồi phục?
Đẻ mổ sau bao lâu thì chỉ tự tiêu? Cách nhận biết nếu vết thương bị nhiễm trùng
- Vệ sinh vết thương và thay băng vết thương thường xuyên. Nếu không có kinh nghiệm, hãy sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế tại gia, hay chịu khó đến bệnh viện.
- Không mặc quần áo chật hoặc thoa kem dưỡng thể lên vết thương.
- Cố gắng tránh để các nếp gấp da che phủ và chạm vào vùng vết mổ.
- Tìm cách bế và cho em bé bú để tránh gây tác động hay khó chịu cho vết thương. Nếu chưa có kinh nghiệm, đừng ngần gại hỏi bác sĩ hay y tá nhé.
- Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu sốt, hãy thông báo với bác sĩ.
Nguyên nhân nhiễm trùng vết mổ sau sinh thường do các yếu tố nguy cơ như béo phì, tiểu đường hoặc rối loạn ức chế miễn dịch, từng sinh mổ các lần trước, chăm sóc sau sinh kém, không sát khuẩn vết thương mỗi ngày, ăn các món ăn gây ảnh hưởng vết thương, thiếu sự cẩn trọng khi dùng kháng sinh…Đây không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng nếu không có cách xử lý nhiễm trùng vết mổ sau sinh kịp thời, có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ cơ thể của sản phụ, trường hợp nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Nếu không phải sinh mổ vì lý do y tế, hãy chọn sinh thường qua ngã âm đạo để hạn chế tối đa những nguy cơ và tổn hại đến sức khoẻ và cơ thể các mẹ bầu nhé!
Xem thêm:
- Biến chứng sinh mổ: Mẹ thức dậy sau khi sinh mổ và phát hiện cả hai chân bị cắt bỏ
- Chia sẻ kinh nghiệm để sữa về ào ào, ướt áo dành cho mẹ sinh mổ
- Tại sao một số bà mẹ sanh mổ xát sản dịch vào em bé?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!