Nhau tiền đạo trung tâm là gì? Mẹ có thể sinh thường được không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhau tiền đạo trung tâm được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của nhau tiền đạo. Nhau bám ngay chính giữa và che kín tử cung của mẹ, thường gây ra xuất huyết và ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi, khiến em bé không thể quay đầu để có thể chào đời như thông thường.

Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Nhau tiền đạo trung tâm là gì? Nhau tiền đạo trung tâm có nguy hiểm không?
  • Nhau tiền đạo trung tâm ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe thai nhi và mẹ bầu?
  • Mẹ có sinh thường được không?
  • Bị rau tiền đạo nên kiêng gì?

Nhau tiền đạo trung tâm là gì?

Rau tiền đạo là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và thai nhi. Hiện nay vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra rau tiền đạo, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy rau tiền đạo thường gặp ở những người sinh nhiều lần, nạo phá thai, sảy thai nhiều lần hoặc viêm nhiễm tử cung trước đó.

Có thể bạn chưa biết:

Bình thường bánh rau bám vào mặt trước, mặt sau hoặc đáy tử cung. Nếu vì một lý do nào đó (tử cung có sẹo mổ cũ hay dị dạng, đa thai, viêm niêm mạc tử cung, mang thai nhiều lần hay đã từng nạo phá thai), bánh rau sẽ bám thấp xuống vùng eo tử cung và che lấp một phần hay toàn bộ lỗ trong cổ tử cung gây cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ. Tình trạng này gọi là rau tiền đạo.

Căn cứ vào vị trí bám của bánh nhau, nhau tiền đạo được chia thành 4 loại:

  • Nhau tiền đạo bám thấp
  • Nhau tiền đạo bám mép
  • Nhau tiền đạo bán trung tâm
  • Nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn

Như vậy nhau tiền đạo trung tâm là một trong 4 loại rau tiền đạo thường gặp. Tuy nhiên ở vị trí này rau sẽ bám chính giữa núm, tương ứng trên cơ thể người là rau bám vào chính giữa và che kín lỗ cổ tử cung thì được gọi là rau tiền đạo trung tâm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đây cũng được xem là vị trí nhay thai gây nguy hiểm nhất đối với sự phát triển của thai nhi.

Nhau tiền đạo trung tâm ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe thai nhi và mẹ bầu?

Chị Nguyễn Thị Thao (35 tuổi, trú tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) vừa trải qua ca phẫu thuật mổ lấy thai lần 3 đầy nguy hiểm ở tuần 36 thai kỳ do bị rau tiền đạo trung tâm bám xuống đoạn dưới, che lấp cổ tử cung và rau cài răng lược tại vị trí vết mổ đẻ cũ xuyên bàng quang hiếm gặp trong sản khoa đe doạ tính mạng.

Theo các chuyên gia, nhau thai tiền đạo trung tâm có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Với thai nhi

Nhau tiền đạo chủ yếu gây chảy máu ở cuối thai kỳ, thai phụ dễ bị sinh non. Do mẹ bị thiếu máu vì ra huyết nhiều nên có thể gây ra những ảnh hưởng với em bé như:

  • thai nhi dễ suy dinh dưỡng, suy thai
  • khi mẹ bị ra huyết nhiều, để cứu mẹ nên bác sĩ phải mổ lấy thai sớm không kể đến thai đủ tháng hay chưa. Khi đó khả năng thai non tháng rất cao và bé dễ bị suy hô hấp.
  • bánh nhau nằm ở phần dưới tử cung làm cho thai nhi khó xoay đầu xuống nên dễ dẫn đến ngôi bất thường: ngôi mông hay ngôi ngang.

Mẹ đã biết chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biến chứng đối với mẹ bầu

Do gây chảy máu lặp đi lặp lại nên nhau tiền đạo có thể khiến thai phụ:

  • bị thiếu máu, chảy máu trong một thời gian dài và thậm chí gây sốc cho người mẹ.
  • vì tử cung bị co nên thường xảy ra xuất huyết sau sinh.
  • nhau tiền đạo bám gần cổ tử sung, sau khi sinh bị bóc tách khiến cổ tử cung bị hở, vi khuẩn xâm nhập vào khiến cho bề mặt âm đạo dễ bị nhiễm trùng.

Chính vì những nguy cơ như trên mà người mẹ cần được theo dõi và chăm sóc cẩn thận trong suốt quá trình mang thai.

Mẹ bị nhau tiền đạo trung tâm có sinh thường được không?

Vị trí nhau như thế này thường gây ra xuất huyết và ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi, khiến em bé không thể quay đầu để có thể chào đời như thông thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó với trường hợp nhau tiền đạo trung tâm và thai nhi đã trưởng thành, hầu hết các bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu sinh mổ bởi đây là cách an toàn nhất đối với cả mẹ bầu và thai nhi.

Mổ đẻ nhau tiền đạo thường có độ khó và phức tạp hơn so với các ca sinh mổ thông thường khác. Lời khuyên dành cho các mẹ là bạn nên chọn bệnh viện có uy tín và giàu kinh nghiệm, giúp mẹ tròn con vuông và tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Bị rau tiền đạo nên kiêng gì?

Mẹ bầu bị rau tiền đạo cần hạn chế đi lại, tránh đi chơi xa, không làm các việc nặng, kiêng quan hệ tình dục, không tập thể dục khi thai được 20 tuần tuổi trở đi.

Việc thăm khám âm đạo ở thai phụ bị rau tiền đạo có thể gây chảy máu nặng nên cần hạn chế thăm khám âm đạo. Trong trường hợp thật cần thiết, phải thăm khám âm đạo trong điều kiện vô khuẩn (trong phòng mổ) và chuẩn bị sẵn sàng để truyền máu cũng như mổ lấy thai nếu cần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi sản phụ bị rau tiền đạo có ra huyết âm đạo, cần phải nhanh chóng vào bệnh viện có chuyên khoa sản có khả năng phẫu thuật gần nhất để được chẩn đoán và điều trị. Tùy theo mức độ ra huyết âm đạo và sự trưởng thành của thai nhi mà bác sĩ sẽ quyết định chấm dứt thai kỳ hay tiếp tục cho mẹ dưỡng thai thêm.

(Nguồn: Vinmec.com)

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương