Nhau (rau) bám mặt trước là một vị trí thường gặp trên kết quả siêu âm của các mẹ bầu. Vậy rau bám mặt trước có xác định được thai nhi là trai hay gái không? Rau bám mặt trước có đẻ thường được không? là điều các mẹ thường thắc mắc. Ngay từ khi bắt đầu mang thai các mẹ đã nóng lòng muốn biết giới tính của con, hãy cùng xem qua bài viết sau để hiểu thêm về vấn đề này các mẹ nhé!
- Nhai thai là gì?
- Tất tần tật về nhau bám mặt trước
- Nhau bám mặt trước không có cơ sở khoa học để kết luận giới tính con
- Mẹ có sinh thường được không?
- Hướng dẫn mẹ cách bảo vệ nhau thai khỏe mạnh
Nhai thai là gì?
Nhau thai hay gọi tắt như là nhau hay rau thai. Nhau thai là sự liên kết đặc biệt giữa người mẹ và thai nhi. Nhiệm vụ chính của nhau thai là vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi, đồng thời giúp đào thải các chất thải từ thai nhi. Không những có những chức năng trên nhau thai còn có vai trò bảo vệ bào thai khỏi các nguy cơ bị nhiễm trùng.
Mặc dù vậy, nhưng khi sinh con, toàn bộ phần nhau phải được lấy ra hết, nếu còn sót lại sẽ dẫn đến tình trạng mất máu hoặc nhiễm trùng ở người mẹ.
Bạn có thể chưa biết:
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhau thai
- Tuổi người mẹ khi mang thai: Phụ nữ mang thai khi ngoài 40 tuổi dễ phải đối mặt với các vấn đề về nhau thai và mang thai cũng khó khăn hơn
- Yếu tố tâm lý: Căng thẳng, stress ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ
- Rối loạn đông máu làm tăng nguy cơ về các vấn đề về nhau
- Mẹ mang thai đôi, đa thai có nguy cơ bệnh lý bánh nhau cao hơn
- Mẹ từng gặp các vấn đề về nhau thai trong lần sinh trước
- Thai phụ bị huyết áp cao làm bánh nhau gặp khó khăn trong quá trình phát triển, không phát huy được hết chức năng
- Thai phụ sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Nhau bám mặt trước
Rau thai bám mặt trước được đánh giá là vị trí tương đối an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Nhưng đây vẫn không phải là vị trí lý tưởng tuyệt đối vì vẫn có những nguy cơ tiềm ẩn. Đồng thời, dân gian vẫn xem đây là tiêu chí xác định giới tính thai nhi. Tuy nhiên, đây là vấn đề chuyên khoa và mang tính khoa học, các mẹ bầu cần chủ động tìm hiểu thông tin và vững tâm trước mọi vấn đề nếu chẳng may gặp phải.
Nhau thai bám mặt trước tốt hay xấu?
Trứng được thụ tinh sẽ hình thành nhau thai. Lúc này, các tế bào chia làm 2 nhóm: 1 nhóm thành em bé, 1 nhóm thành nhau thai. Sau đó, nhau thai sẽ ám vào nội mạc tử cung trong bụng mẹ và bắt đầu các chức năng:
- Đưa dinh dưỡng và oxy từ máu mẹ tới thai nhi
- Liên kết với thai nhi qua dây rốn
Mỗi mẹ bầu có vị trí nhau thai khác nhau, nhưng phổ biến và an toàn là các vị trí như:
- Rau bám mặt trước (trước thành tử cung)
- Nhau thai bám mặt sau
- Vị trí nhau thai bám phía trên của thành tử cung
- Nhau thai bám phía bên phải hoặc bên trái của tử cung
Theo TS. BS. Lê Thị Thu Hà – Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Từ Dũ, vị trí nhau bám mặt trước là hoàn toàn bình thường. Nhau bám nhóm 1 là nhau bám ở đáy tử cung, nhóm 2 là bờ dưới nhau qua nửa dưới của thân tử cung còn nhau bám mặt trước nhóm 3 là nhau bám thấp hay nhau tiền đạo. Ở tuần thai 20 trở đi mới xác định được vị trí nhóm 3.
Rau bám mặt trước chuyển sang bám mặt sau là hiện tượng bình thường ở thai nhi trong tháng cuối thai kỳ.
Nhau bám mặt trước có sao không?
Những trường hợp nhau thai bám mặt trước được cho là an toàn nhưng vẫn có những nguy cơ nhất định như: Huyết áp, tiểu đường, thai nhi tăng trưởng chậm và thai lưu. Trong đó, những người có nhóm máu O thường chiếm tỷ lệ nhau thai bám mặt trước cao hơn.
Thông thường, khi được bác sĩ thông báo về chuyện này thì mẹ bầu cảm nhận được cử động đầu tiên của thai nhi muộn hơn. Nếu mãi chưa thấy thai nhi cử động, hãy tới bệnh viện để được bác sĩ khám.
Trong trường hợp rau bám mặt trước nhưng thai nhi bị ngôi ngược (mông quay ra trước) thì nhau thai sẽ cảm trở những thủ thuật y khoa để đưa bé ra ngoài.
Nhau thai bám mặt trước làm tăng cơn đau đẻ và nguy cơ mổ lấy thai. Đây là nguyên nhân gián tiếp gây chuyển dạ chậm và biến chứng hậu sản như xuất huyết sau sinh. Nếu nhau thai trở lại vị trí vào những tháng cuối thai kỳ sẽ giải quyết được các tình huống trên.
Bạn có thể chưa biết:
Nhau bám mặt trước không có cơ sở khoa học để kết luận giới tính con
Các bác sĩ cho rằng, vị trí của nhau thai không có cơ sở khoa học để xác định giới tính thai nhi. Thông thường, người mẹ có rau bám mặt trước sẽ sinh bé trai và bé gái đều tương đương nhau, miễn là bánh nhau không nằm ở vị trí thấp hay nhau tiền đạo vì chúng nguy hiểm đến quá trình chuyển dạ.
Rau bám mặt trước là trai hay gái? Việc dự đoán thai nhi qua nhau thai là đáp ứng sự tò mò của người mẹ. Để biết chính xác, mẹ bầu cần thực hiện siêu âm. Hiện nay, bác sĩ sẽ không cho mẹ biết trước giới tính của thai nhi nhằm đảm bảo tính tự nhiên của sinh nở và an toàn cho người mẹ. Dù sinh con trai hay con gái thì chào đón 1 thiên thần là 1 niềm vui và hạnh phúc thiêng liêng của cha mẹ.
Thông thường, siêu âm ở tuần thứ 16 là mẹ bầu có thể biết chính xác 90% giới tính thai nhi. Vì lúc này cơ thể thai nhi đã hình thành bộ phận sinh dục. Siêu âm giúp theo dõi nhịp tim thai, tần suất thai máy và đánh giá thai nhi có phát triển ổn định hay không.
Khi thai nhi ở tuần 20-22 tuần tuổi đã đạt được lượng nước ối cực đại nên siêu âm thuận lợi. Nhưng vẫn có những trường hợp thai nhi 28 tuần tuổi vẫn chưa xác định được trai hay gái do người mẹ thiếu dinh dưỡng, ít nước ối, thành bụng dày, thai di chuyển ít nên khó khăn trong việc chẩn đoán thai nhi.
Mẹ có sinh thường được không?
Vị trí nhau bám mặt trước hoàn toàn có thể sinh tự nhiên được. Tuy nhiên, sức khỏe của người mẹ và vị trí của nhau thai vào cuối thai kỳ không được thuận lợi thì bác sĩ sẽ có quyết định phù hợp. Sinh mổ không phải là lựa chọn duy nhất.
Trường hợp nhau thai chặn ngay cổ tử cung của mẹ làm cản trở đường ra ngoài của bé thì sinh thường không có khả năng mà cần bắt buộc mổ lấy thai.
Chỉ định sinh thường sẽ áp dụng trong các trường hợp
- Mẹ có sức khỏe tốt, đảm bảo có thể rặn, hít thở để cung cấp oxy dưỡng chất cho trẻ trong quá trình chuyển dạ.
- Không bất kỳ cản trở nào trên đường thoát của thai nhi
- Thai đủ sức khỏe để có thể vượt qua ống sinh sản: không bị sa dây rốn, không suy thai…
- Thai không quá to (>4000g).
Chỉ định mổ lấy thai áp dụng cho 1 số trường hợp
- Mổ lấy thai chủ động
- Mẹ có bất thường khung chậu như hẹp, méo.
- Đường ra của thai bị cản trở: Rau tiền đạo, u buồng trứng nằm sâu trong tiểu khung, u xơ tử cung ở thân hay ở cổ tử cung…
- Tử cung có sẹo xấu ở lần sinh mổ trước.
- Sức khỏe mẹ không bảo đảm, mẹ bị cao huyết áp, nhiễm độc thai nghén.
Hướng dẫn mẹ cách bảo vệ nhau thai khỏe mạnh
Các vấn đề về nhau thai phần lớn sẽ khó có thể can thiệp một cách trực tiếp, mẹ hãy thực hiện các việc này để có thai kỳ khỏe mạnh, từ đó nhưng để thai kỳ có quá trình phát triển khoẻ mạnh nên lưu ý những điều sau:
- Mang thai trong độ tuổi thích hợp
- Bổ sung cho cơ thể mẹ các thực phẩm cần thiết, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả để cung cấp đủ chất cho thai kỳ.
- Kiêng dùng các chất kích thích trong suốt quá trình mang thai.
Nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào? Mẹ đã biết nhau thai bám mặt trước là trường hợp hoàn toàn bình thường nên tư thế nằm của mẹ chỉ cần tuân theo chỉ dẫn ở từng tam cá nguyệt.
Nguồn thông tin: Tư vấn nhau thai bám mặt trước độ 2 – Bệnh viện Từ dũ
Xem thêm
- Cần mua những gì trước khi sinh cho cả mẹ và bé? Chi phí và những giấy tờ cần thiết khi đi sinh con
- Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía không? Những lợi ích tuyệt vời từ nước mía đối với bà bầu nếu uống đúng thời điểm
- Mang thai tháng cuối thì ngứa ‘phát điên’, mẹ bầu phải làm sao?