Nhau bám mặt trước có đẻ thường được không là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ mang thai quan tâm. Mời bạn đọc cùng theAsianparent tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nhau thai là gì?
Thai được 4 tuần là lúc phôi bám vào thành tử cung. Khi đó, các tế bào do trứng sinh ra sẽ chia làm 2 phần: một phần tế bào phát triển thành em bé, phần còn lại phát triển thành nhau thai (hay còn gọi là nhau, bánh nhau, rau thai) giúp nối thai nhi đang phát triển với thành tử cung.
Nhau thai có hình tròn giống chiếc bánh, màu đỏ, bề mặt mịn. Đây là bộ phận do cơ thể mẹ bầu tự tạo ra và tự loại bỏ trong quá trình mang thai và sinh con. Trong tuần thứ 12 của thai kỳ, bánh nhau bắt đầu có cấu trúc hoàn chỉnh và sẽ tiếp tục tăng trưởng theo kích thước của thai nhi.
Bộ phận này không có bất kỳ tế bào thần kinh nào nên không nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của não hay tủy sống. Sau khi em bé ra đời, nhau thai cũng sẽ đi ra khỏi cơ thể mẹ.
Chức năng của nhau thai
- Hỗ trợ quá trình đào thải chất thải, lọc máu và phân tách các chất độc trong cơ thể thai nhi để đưa ra ngoài
- Khuếch tán oxy vào máu và dẫn tới hệ thống tuần hoàn của thai nhi, giúp bé nhận được oxy mà không hít phải nước ối trong bụng mẹ
- Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng đối với cơ thể thai nhi
- Sản sinh ra nhiều hormone giúp điều tiết lượng đường trong máu
- Nghiền nát thức ăn mà mẹ tiêu thụ để đưa chất dinh dưỡng đến cơ thể thai nhi
- Làm giảm sự co thắt xảy ra và làm mềm các mô tử cung khi mẹ chuẩn bị vượt cạn
- Bảo vệ thai nhi phát triển khỏe mạnh và chào đời an toàn
Vị trí của nhau thai thường nằm ở đâu?
Tùy cơ địa từng mẹ mà vị trí nhau thai có sự khác nhau. 5 vị trí phổ biến mà nhau thai thường nằm là trước thành tử cung, sau thành tử cung, phía trên thành tử cung và bên phải hoặc bên trái thành tử cung.
Nhau bám mặt trước có an toàn không?
Nhau thai bám mặt trước tức là nhau nằm ở vị trí trước đầu của thai nhi. Các mẹ bầu có nhóm máu O thường sẽ rất dễ gặp tình trạng nhau thai bám mặt trước. Nhiều mẹ lo lắng không biết nhau bám mặt trước có gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi không.
Tin vui là hiện tượng này hoàn toàn bình thường và không nguy hiểm gì cả trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, hiện tượng nhau thai bám mặt trước vẫn mang lại những bất lợi nhất định đối với mẹ bầu,
Nhau bám mặt trước có đẻ thường được không?
Tùy vào tình hình sức khỏe của mẹ bầu và vị trí của nhau thai trong những tháng cuối thai kỳ mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định nhau bám mặt trước có đẻ thường được không. Trên thực tế, không nhất thiết cứ nhau thai bám mặt trước là mẹ phải sinh mổ. Mẹ hoàn toàn vẫn có thể sinh tự nhiên trong trường hợp này, chỉ khi nào mẹ bị nhau tiền đạo thì mới cần phải lo lắng.
Những bất lợi khi mẹ bầu có nhau bám mặt trước
Nhau tiền đạo
Nếu đến tuần thứ 33- 34 mà nhau thai vẫn bám ở phần dưới tử cung và cổ tử cung gây cản trở đường ra của thai trong quá trình chuyển dạ, mẹ bầu có thể đã bị nhau tiền đạo. Nhau tiền đạo là nguyên nhân gián tiếp khiến mẹ bị chuyển dạ chậm và có thể để lại nhiều biến chứng hậu sản như xuất huyết sau sinh. Vì vậy, tỷ lệ sinh mổ khi mẹ bầu bị nhau tiền đạo là khá cao để đảm bảo an toàn cho quá trình vượt cạn.
Tăng cơn đau đẻ
Mẹ bầu gặp hiện tượng nhau bám mặt trước thường cảm thấy đau đớn nặng nề và khó chịu ở phần thắt lưng hơn những mẹ bầu khác khi sinh nở.
Khó cảm nhận thai máy
Lần đầu làm mẹ, bạn ắt hẳn ngóng trông từng ngày để cảm nhận được cử động của con. Nhưng nếu bạn bị nhau bám mặt trước, điều này sẽ khá khó khăn. Nhau bám mặt trước đóng vai trò như một bức tường ngăn cách bé với tử cung. Vì vậy, mẹ sẽ không cảm thấy bất kỳ cử động nào của bé ngay cả trong giai đoạn giữa thai kỳ. Phải đến sau tuần 24, mẹ bầu mới có cảm nhận được thai máy.
Khó nghe được nhịp tim của bé
Nhau thai bám mặt trước khiến bác sĩ gặp khó khăn trong việc nghe nghịp tim của bé khi siêu âm. Ngoài ảnh hưởng này, các quy trình xét nghiệm khác như xác định giới tính của bé hay sàng lọc dị tật bẩm sinh thì hoàn toàn không có trở ngại.
Vừa rồi là những thông tin về hiện tượng nhau bám mặt trước và giải đáp cho câu hỏi “Nhau bám mặt trước có đẻ thường được không?” Mẹ bầu đừng quá lo lắng vì hiện tượng này không gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé cả. Mẹ chỉ cần đi khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi và kiểm soát được các biến chứng là được.
Xem thêm:
- Nhau bám mặt sau hay bám mặt trước thì tốt hơn cho thai nhi
- Bong nhau thai nguy hiểm vô cùng, mẹ bầu không nên chủ quan!
- Nhau thai bám thấp – Mẹ bầu có nguy cơ dọa sinh non, không thể đẻ thường?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!