Nhạc cho bà bầu tháng thứ 8, những bản nhạc êm dịu giúp bé phát triển não bộ, nhạc cảm, cảm xúc và thậm chí cả kĩ năng vận động sau khi chào đời.
Sự phát triển thính giác của thai nhi tháng thứ 8
Tai của thai nhi bắt đầu hình thành chức năng ngay khi bé nằm trong dạ con. Thính giác của thai nhi được phát triển tốt ở khoảng 20 tuần tuổi.
Vào tuần thứ 26 hoặc 27, trẻ đáp lại âm thanh và rung động từ bụng mẹ. Bé có thể sẽ di chuyển hoặc thay đổi nhịp tim. Từ 30 đến 32 tuần, bé thường nghe được tiếng nói hoặc âm nhạc − bạn có thể nhận thấy bé đá hay giật mình vì tiếng sập cửa hoặc chuông báo động.
Bé đã nhận biết được âm thanh tim đập của mẹ từ tuần tuổi thứ 8. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các bé biểu hiện sự thân thuộc với giọng nói của mẹ.
Khi mẹ bầu ở trong môi trường âm thanh sôi động, náo nhiệt và ồn ào, bé cũng có thể đạp mạnh liên tục. Để giúp bé phát triển thính giác tốt nhất, mẹ bầu nên kết hợp giữa việc trò chuyện với bé và nghe nhạc nhẹ nhàng.
Thai giáo bằng âm nhạc tháng thứ 8 mang lại lợi ích cho thai nhi như thế nào?
Thai giáo bằng âm nhạc là một trong những cách dạy thai nhi đơn giản mà mẹ bầu nào cũng có thể thực hiện được ngay từ khi thai nhi bắt đầu phát triển thính giác.
Qua nhiều công trình nghiên cứu cũng cho thấy, khi mẹ biết cách áp dụng thì hầu hết bé chào đời sẽ rất thích thú với âm thanh, có khả năng phản ứng với âm nhạc, tiết tấu tốt hơn các trẻ khác.
Ngoài ra, thai giáo bằng âm nhạc còn mang lại nhiều lợi ích như:
- hỗ trợ cho thai nhi phát triển trí não ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
- giúp thai nhi khỏe mạnh hơn sau khi chào đời, đặc biệt là với các bé sinh non
- trẻ có khuynh hướng phát triển ngôn ngữ tích cực hơn
- trẻ được giáo dục sớm về âm nhạc sẽ có thiên hướng vận động tốt hơn những trẻ không được học âm nhạc từ nhỏ
- cải thiện giấc ngủ của trẻ ngay cả sau khi sinh
Đặc biệt, khi mẹ cho bé nghe nhạc trong thai kỳ sẽ giúp tạo mối liên hệ kết nối tình cảm đặc biệt giữa mẹ và bé.
Nhạc cho bà bầu tháng thứ 8 – Mẹ nên cho bé nghe nhạc như thế nào?
Muốn thai giáo cho bé trong bụng mẹ đạt hiệu quả cao thì mẹ bầu cần lưu ý về thời điểm cho con nghe nhạc. Trong đó, khoảng thời gian tốt nhất và đem lại hiệu quả cao nhất chính là lúc thai nhi vẫn còn đang thức. Khi đó bé mới có thể lắng nghe các giai điệu du dương và tiếp nhận chúng.
Theo các chuyên gia, mức độ âm thanh tốt nhất nên nghe nhạc cùng thai nhi là ở mức dưới 65 decibel. Hiện nay, có rất nhiều mẹ bầu thường có xu hướng mua tai nghe để cho thai nhi nghe nhạc với mong muốn bé nghe được rõ nhất những giai điệu êm ái.
Nhưng theo những nghiên cứu mới nhất hiện nay, bác sĩ sản khoa cho rằng mẹ bầu không nên sử dụng loại tai nghe này mà nên nghe âm nhạc một cách tự nhiên.
Ngoài ra thai nhi có chu kỳ thức ngủ không quá dài. Vì vậy, khoảng thời gian vàng dành cho bé nghe nhạc cũng chỉ nên giới hạn từ 20-30 phút là đủ.
Mẹ lưu ý không nên nghe nhạc quá lâu, vừa dễ mệt mẹ mà bé cũng không có khả năng tập trung được nhiều như vậy.
Nhạc cho bà bầu tháng thứ 8 – Những bản nhạc dành cho mẹ và bé
Không phải tất cả mọi thể loại âm nhạc đều tốt cho thai nhi. Ở tháng thứ 8, bà bầu nên chọn những thể loại nhạc cổ điển với giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng là thích hợp nhất.
Những bản nhạc piano mang âm hưởng nhẹ nhàng, du dương và êm ái sẽ kích thích hệ thần kinh của bé phát triển.
Trái lại, những bản nhạc có tiết tấu nhanh, lộn xộn lại khiến cho thần kinh của bé không tốt, vì vậy mẹ nên tránh nghe những thể loại nhạc này.
Những bản nhạc dịu êm dành cho mẹ tham khảo
Hay những bản nhạc với tiết tấu nhẹ nhàng như thế này
Những bản nhạc cho bé yêu phát triển tốt
Ngoài thai giáo bằng âm nhạc, mẹ nên kết hợp với các phương pháp thai giáo khác như trò chuyện cùng bé, đọc sách cho bé nghe, … và quan trọng nhất là tâm trạng nên thư giãn, thoải mái để con được phát triển tốt nhất cho đến ngày chào đời.
Xem thêm
- 6 nguyên tắc truyền cảm hứng từ phương pháp giáo dục sớm Waldorf (Đức) mà bố mẹ nên áp dụng
- Giáo dục sớm cho trẻ – Liệu có nên chăng? Chia sẻ kinh nghiệm từ mẹ Ngân JP
- Dạy trẻ biết đọc sớm hiệu quả với phương pháp giáo dục Glenn Doman
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!