Nhà cửa bừa bộn không hẳn do lười biếng mà còn có các nguyên nhân khoa học này

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc để nhà cửa bừa bộn có thể bị cho là lười biếng hoặc ở bẩn, nhưng một số trường hợp thì đằng sau sự không gọn gàng đó cũng có những lý do vô cùng khoa học.

Hầu hết những người làm nghệ thuật cho rằng nhà cửa quá gọn gàng sạch sẽ sẽ làm giảm đi tính sáng tạo của họ cũng như vô cùng chán ngắt, buồn tẻ. Lý giải cho việc này hoàn toàn có cơ sở khoa học.

1. Bừa bộn liên quan đến sức khoẻ tâm thần

Không hẳn do lười biếng mới không dọn dẹp nhà cửa

Nhà cửa bừa bộn có thể nói lên nhiều điều, hoặc là bạn quá bận rộn không có thời gian dọn dẹp, hoặc bạn có quá nhiều đồ hay đơn giản là lười biếng. Nhưng các chuyên gia tâm lý cho rằng, trong một số trường hợp, nhà cửa gọn gàng hay không cũng có liên quan đến sức khoẻ tâm thần của một người.

Ví dụ, những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể quá bận tâm với việc giữ mọi thứ sạch sẽ đến nỗi bất kỳ một sự không ngăn nắp nào cũng khiến họ khó chịu.

Ngược lại, có những người thích tích trữ vật phẩm đến mức không thể bỏ bất cứ thứ gì, kể cả cũ hay không dùng nữa, kết quả là nhà của họ chứa đầy những vật phẩm vô dụng từ năm này qua năm khác.

Mức độ của việc bừa bộn cũng phản ánh sức khoẻ tâm thần của chủ nhà. Chẳng hạn:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Nếu bừa bộn là thói quen nhiều năm của bạn, và bạn thấy ổn khi sống chung với điều đó, có lịch dọn dẹp chỉ là không đều đặn lắm thì hoàn toàn bình thường.
  • Trong trường hợp vài đồ đạc đang choáng hết chỗ và chúng làm bạn khó chịu nhưng bạn lại không đủ động lực để đi dọn, chứng tỏ bạn đang sắp quá tải và cần nghỉ ngời.
  • Nhà cửa bừa bộn còn có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm, khi một người vốn dĩ gọn gàng sạch sẽ bỗng trở nên lười biếng, không quan tâm đến xung quanh mình sạch hay không, đột nhiên hay vứt đồ lung tung.

2. Mặt tích cực của việc để nhà cửa bừa bộn

Có một mệnh đề nổi tiếng nói rằng: “Tuy phòng tôi bừa bộn nhưng tôi biết vật mình cần tìm chính xác nằm ở chỗ nào”. Chứng tỏ rằng không gọn gàng đôi khi chính là ưu thế đối với một số người. Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận, nhà cửa bừa bộn có thể:

Kích thích sự sáng tạo

Các nhà nghiên cứu tin rằng làm việc trong một không gian sạch sẽ và gọn gàng sẽ kích hoạt các chuẩn mực xã hội và khuyến khích mọi người làm theo quy tắc.

Căn phòng nhiều đồ lung tung có thể kích thích sự sáng tạo hơn

Ngược lại, làm việc trong một không gian lộn xộn sẽ giúp thả lỏng nhu cầu đó và cho phép mọi người thoát khỏi các quy tắc và kỳ vọng xã hội.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong một thí nghiệm riêng biệt, những người tham gia trong tình trạng phòng bừa bộn được đánh giá là đưa ra những ý tưởng sáng tạo hơn hẳn. Tất nhiên sáng tạo hay không còn tuỳ thuộc vào khả năng và sở thích của từng người, không gian không hẳn quyết định.

Tăng lòng hào phóng

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người sống bừa bộn có suy nghĩ thoải mái hơn và có tỷ lệ làm từ thiện cao hơn. Họ ít bị kiểm soát bởi suy nghĩ có tính trình tự mà ra quyết định theo cảm tính.

Kích thích sự hăng hái thử điều mới lạ

Khi đặt 2 nhóm người sống ngăn nắp và bừa bộn vào một nghiên cứu, cho họ lựa chọn món sinh tố truyền thống hay món pha chế mới, đa số những người chọn món pha chế mới thuộc nhóm bừa bộn.

Như vậy những người trong môi trường gọn gàng và ngăn nắp có nhiều khả năng gắn bó với các chuẩn mực thông thường, trong khi những người trong môi trường lộn xộn lại có nhiều khả năng thích sự mới lạ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Mặt không hay của việc để nhà cửa bừa bộn

Tuy vậy, bừa bộn không phải lúc nào cũng tích cực và đừng lấy đó làm lý do cho sự lười biếng của mình. Thực tế đôi lúc cũng nên gọn gàng vì bừa bộn làm:

Giảm mức độ tuân thủ nguyên tắc

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người ở trong môi trường hỗn loạn có nhiều khả năng phạm tội. Tất nhiên điều này không nhất thiết có nghĩa là những người gọn gàng tốt bụng hay hiền lành hơn những người lười biếng. Nó chỉ đơn giản là có nghĩa là người được tiếp xúc với môi trường có trật tự dường như dễ tuân theo theo các nguyên tắc hơn.

Đôi khi bừa bộn lại hạn chế lựa chọn lành mạnh hơn

Có lựa chọn kém lành mạnh

Trong một số nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện ra những người sống ngăn nắp gọn gàng có nhiều khả năng đưa ra những lựa chọn tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn thay vì chọn một thanh kẹo, họ chọn một quả táo.

Những phát hiện này cho thấy nếu bạn đang cố gắng cải thiện sức khỏe của mình và sống lành mạnh hơn, bạn nên bắt đầu bằng cách dọn dẹp lại nhà của và sắp xếp không gian của mình gọn gàng hơn.

Nên sắp xếp gọn gàng nếu bừa bộn do vấn đề tâm lý

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cuộc sống có nhiều mặt khác nhau, sống ngăn nắp hay lộn xộn là do chúng ta lựa chọn, không phải là quy chuẩn buộc mọi người phải như nhau hay thế nào mới là tốt.

Nhà cửa bừa bộn cũng có ưu và khuyết điểm của nó, nếu bạn sống tốt trong một căn phòng bừa bộn thì đừng để xu hướng ép bạn theo đuổi lối sống ngăn nắp hoặc tối giản hơn.

Tuy nhiên, nếu sự lộn xộn là điều khiến bạn căng thẳng hoặc nếu bạn nghi ngờ đó có thể là triệu chứng của một vấn đề tâm lý tiềm ẩn, hãy xem xét lại và nhờ bác sĩ tâm lý can thiệp.

Nguồn Verywellmind

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ