Tìm hiểu nguyên nhân trẻ khóc đêm và cách xử lý hiệu quả cho mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân trẻ khóc đêm là gì? Làm thế nào để đối phó, giải quyết và chấm dứt tình trạng "kinh khủng" này? Và mẹ có thể làm gì để bản thân bớt lo lắng khi con yêu cứ mãi khóc? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này. 

Nguyên nhân trẻ khóc đêm

Nhu cầu thể chất của trẻ em

Đó là cả một nghệ thuật và người ba người mẹ là một nghệ sĩ khi có thể biết và giải thích được nhu cầu của trẻ em dưới 3 tuổi. Nói cách khác là rất khó để biết được những gì cơ thể trẻ cần, đặc biệt là đối với những đứa trẻ còn quá nhỏ để có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ. Và như một lẽ tự nhiên, sử dụng khóc như một cách để nói với ba mẹ hoặc người chăm sóc rằng bé đang cần giúp đỡ.

Nguyên nhân trẻ khóc đêm phổ biến có thể bao gồm là do bé cảm thấy quá lạnh, quá ấm, khát, đói hoặc ăn quá nhiều cho bữa tối, tã quá ướt, ngứa (đôi khi ngứa chỉ xảy ra vào ban đêm), mọc răng, quá mệt mỏi hoặc không đủ mệt mỏi (do ngủ quá nhiều trong ngày).

Gợi ý hướng giải quyết cho nhu cầu thể chất của trẻ

  • Khi trẻ bắt đầu khóc đêm, trước tiên hãy kiểm tra các nguyên nhân phổ biến ở trên.
  • Giúp trẻ thiết lập lối sống hoặc các thói quen một cách thường xuyên. Một chế độ sinh hoạt tốt có thể đảm bảo bé có đủ thời gian cho hoạt động vào ban ngày để sẵn sàng ngủ vào ban đêm.
  • Nếu bé đã có lối sống hoặc thói quen riêng được thiết lập, hãy nhận thức và tôn trọng điều đó. Đương nhiên phụ huynh có thể thay đổi nhưng điều quan trọng là không nên thay đổi những gì trẻ thường làm hàng ngày. Thay đổi thói quen của một đứa trẻ có thể gây phiền toái về thể chất và tinh thần cho bé.
  • Cho bé ăn/bú vào bữa ăn tối với lượng thức ăn thích hợp và không quá gần giờ đi ngủ.
  • Đảm bảo phòng, giường và khăn trải giường sạch, nhiệt độ thích hợp,…để môi trường ngủ xung quanh bé thoải mái nhất.

Nguyên nhân trẻ khóc đêm có thể là do nhu cầu về cảm xúc và tinh thần

Trẻ em rất cần được chăm sóc và giao tiếp về mặt tinh thần. Các tình trạng cảm xúc sau đây có thể khiến trẻ khóc, đặc biệt là vào ban đêm như:

  • Bỗng dưng thức dậy vào ban đêm trong bóng tối và cảm thấy cô đơn hoặc sợ hãi và có nhu cầu được che chở
  • Thức dậy bởi những giấc mơ hoặc một số vấn đề tình cảm xảy ra với họ trong ngày
  • Không cảm thấy mệt mỏi và muốn chơi, gần gũi với ba mẹ

Gợi ý hướng giải quyết:

  • Tránh cho bé xem các chương trình truyền hình mang tính bạo lực. Ngoài ra, không nên cho bé vào môi trường ồn ào, náo nhiệt hoặc cãi nhau ầm ĩ xung quanh bé.
  • Nếu bé thức dậy hoảng hốt và khóc, hãy trấn an con bằng cách ôm nhẹ, hay xoa trán để con biết rằng ba mẹ luôn kế bên bé.

Nguyên nhân trẻ khóc đêm do bệnh lý

Theo kinh nghiệm lâm sàng, ít nhất 40% nguyên nhân trẻ khóc đêm có liên quan đến rối loạn hoặc bệnh lý của cơ thể. Điều này đặc biệt là do nhiều rối loạn trở nên tệ hơn vào ban đêm và trẻ em không biết cách nào giải thích điều này ngoài khóc. Những nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Chứng khó tiêu (ứ đọng thức ăn / Rối loạn dạ dày)
  • Đau dạ dày
  • Rối loạn thận
  • Viêm xoang
  • Và nhiều bệnh lý khác

Gợi ý hướng giải quyết

  • Đưa bé đến thăm khám với bác sĩ
  • Đảm bảo chế độ ăn uống của mẹ đầy đủ dinh dưỡng để nguồn sữa mẹ thật chất lượng cho bé
  • Khi con bú/ăn thì hãy chắc chắn rằng bé đang ăn trong một môi trường hạnh phúc. Tức là con đang không tức giận hoặc xúc động trong khi ăn vì điều này sẽ giúp tránh chứng khó tiêu

Đôi khi trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân cũng có thể xảy ra, và lúc này mẹ ngoài việc bình tĩnh và kiên nhẫn để chăm sóc con thì mẹ còn nên chăm sóc tốt cho bản thân mình. Vậy làm thế nào để bản thân bớt lo lắng khi con khóc đêm không dứt? Hãy đọc phần cuối của bài nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cần làm gì để bình tĩnh khi trẻ khóc đêm liên tục?

Bí quyết đầu tiên để dỗ dành trẻ khóc đêm không dứt là nhận ra rằng chính bản thân mẹ không cần bất cứ điều gì ngoài sự bình tĩnh.

Đầu tiên là hãy dành một chút thời gian để “gọi tên” cảm xúc mẹ đang cảm thấy trong lòng. Có thể đó là thất vọng, tức giận, buồn, bị từ chối, v.v… Sau bước đầu tiên quan trọng đó, đây là một vài bí quyết có thể giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn khi “đương đầu” với bé.

Nghỉ ngơi 

Đặt bé yêu xuống một nơi an toàn như nệm hay nôi, nhờ chồng trông giúp một chút và nghỉ ngơi. Hãy cho mình một vài phút để bình tĩnh và đáp ứng nhu cầu của cá nhân. Điều này có thể hiểu tương tự như khi bạn lên máy bay và tiếp viên hàng không luôn dặn dò rằng hãy đảm bảo đeo mặt nạ oxy trước cho mình trước khi giúp con hoặc người khác. Khi mẹ ở trong trạng thái bình tĩnh hơn, nó có thể giúp mẹ lạc quan hơn để chăm sóc em bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy thử hít thở sâu và đều

Mọi người thường thở nông khi bị căng thẳng, vì vậy việc thay đổi nhịp thở thực sự giúp mẹ cảm thấy bình tĩnh hơn. Thở sâu sẽ gửi thông điệp đến hệ thống thần kinh rằng bạn an toàn và ổn. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Hãy thử đếm đến 10, hoặc đặt tay lên bụng khi thở để cảm nhận hơi thở sâu của mình.

Ngủ

Chỉ đơn giản là hãy chợp mắt một chút. Các bậc ba mẹ việc có trẻ khóc đêm thường có xu hướng kiệt sức. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người thân để bạn tận hưởng mộtc giấc ngủ ngon, hay thậm chí là một ngày một mình để bớt căng thẳng.

Đôi khi, trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân và quấy khóc một cách kinh hoàng và khiến ba mẹ chỉ muốn “trốn chạy”. Nếu đã làm hết cách mà bé vẫn khóc thì hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu