Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai khiến nhiều chị em căng thẳng vì không biết chuyện gì đang xảy ra với cơ thể của mình. Cơ thể phụ nữ vốn rất nhạy cảm và có nhiều điều cần khám phá, do đó việc không xuất hiện kinh nguyệt.
Khi nào thì được cho là chậm kinh?
Chu kỳ kinh nguyệt trung bình dài 28 ngày. Tuy nhiên, một chu kỳ bình thường có thể ngắn hơn hoặc dài hơn từ 21 đến 35 ngày. Tình trạng chậm kinh, hay trễ kinh xảy ra khá thường xuyên với chị em phụ nữ. Đây là hiện tượng khi đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt.
Nếu chậm kinh trong khoảng từ 2-7 ngày thì là bình thường. Nhưng nếu bạn không có kinh từ 6 tuần trở lên được xem là vô kinh.
Các nguyên nhân chậm kinh mà không có thai
Thường nếu bị chậm kinh thì hầu hết mọi người đều nghĩ là có thai. Nhưng nếu trong trường hợp chưa/không quan hệ tình dục hay đã kiểm tra bằng que thử thai và chắc chắn mình không có thai thì sao? Dưới đây là những nguyên nhân chậm kinh mà không có thai có thể liên quan đến sức khoẻ của chị em phụ nữ.
1. Tình trạng căng thẳng thần kinh (stress)
Stress là nguyên nhân chậm kinh mà không có thai khá phổ biến. Nguyên nhân là do vùng dưới đồi, liên quan đến quá trình tạo ra estrogen trong kỳ kinh nguyệt, bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các hormone gây ra bởi stress, chẳng hạn như adrenaline và cortisol.
Do đó, nếu bạn trải qua các căng thẳng cảm xúc (như chia ta bạn trai, công việc áp lực,…) hay trầm cảm thì cũng sẽ khiến kinh nguyệt của bạn bị chậm hay mất.
Nếu bạn đang lâm vào tình trạng này thì nên cân bằng lại cảm xúc và cuộc sống để không bị stress nhé.
2. Vận động thể chất quá sức
Tập thể dục cực độ có thể gây ra sự thay đổi của hormone tuyến yên và hormone tuyến giáp, dẫn đến thay đổi rụng trứng và kinh nguyệt. Sự thay đổi hormone này xảy ra khi bạn tập quá sức và với cường độ nặng và kéo dài nhiều giờ liền mỗi ngày.
Trong trường hợp đây là điều bạn muốn, hãy đảm bảo có kế hoạch rõ ràng về chế độ tập, ăn uống và tư vấn của bác sĩ.
3. Thay đổi giờ giấc sinh hoạt cũng là nguyên nhân chậm kinh mà không có thai
Việc thay đổi đột ngột giờ giấc sinh hoạt có thể làm đồng hồ sinh học của bạn bị đảo lộn. Nếu bạn phải thường xuyên thay đổi ca làm việc từ ngày sang đêm hay ngược lại, hoặc giờ giấc thất thường thì chu kỳ của bạn sẽ bị đảo lộn. Chu kỳ kinh nguyệt có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn dự kiến.
4. Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc như chống trầm cảm, tuyến giáp, chống co giật hay các loại thuốc hoá trị có thể kiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị châm hoặc trì hoãn khá lâu.
5. Cơ thể thay đổi cân nặng
Thừa cân, thiếu cân hoặc trải qua những thay đổi mạnh mẽ về cân nặng đều ảnh hưởng đến chu kỳ của chị em. Tình trạng thừa cân sẽ ảnh hưởng đến estrogen và progesterone và thậm chí có thể dẫn đến giảm khả năng sinh sản. Nếu chỉ số cơ thể BMI của bạn càng cao thì khả năng chậm kinh càng lớn.
Bị giảm hay thiếu cân nghiêm trọng và đột ngột cũng là nguyên nhân chậm kinh mà không có thai. Khi cơ thể thiếu chất béo và các chất dinh dưỡng khác, nó không thể sản xuất các hormone cần thiết. Phụ nữ mắc chứng chán ăn hoặc người đốt cháy lượng calo hơn khi tập thể dục so với những gì họ ăn có thể bị vô kinh. Thông thường, việc tăng cân sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại.
6. Ảnh hưởng của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh
Thời kỳ tiền mãn kinh là khoảng thời gian chuyển từ tuổi sinh sản sang tuổi không sinh sản. Chu kỳ của phụ nữ có thể ra máu kinh ít hơn, nặng hơn, thường xuyên hơn hoặc ít thường xuyên hơn.
Mãn kinh là khi phụ nữ đến tuổi không còn rụng trứng và sẽ không có kinh nguyệt nữa. Độ tuổi trung bình của mãn kinh là 51 tuổi.
Khi nào thì chị em nên cần khám bác sĩ để xác định nguyên nhân chậm kinh mà không có thai
Nếu chị em bị chậm từ 1-2 kỳ kinh, cho dù bạn nghi ngờ lý do nào, thì cũng nên gặp bác sĩ để được tham khám và tư vấn điều trị.
Trong những trường hợp kèm theo sau khi chậm kinh thì bạn phải đến bệnh viện ngay:
- Nhức đầu và tình trạng ngày một nặng
- Mắt nhìn không rõ
- Buồn nôn
- Sốt
- Rụng tóc
- Tăng trưởng tóc quá mức
Cho dù chị em có tự nghi ngờ và loại trừ nguyên nhân chậm kinh mà không có thai thì việc được khám và tư vấn chuyên môn là điều cần thiết. Kinh nguyệt là người bạn thân thiết, là “gương soi” sức khoẻ của người phụ nữ. Vì thế, đừng xem thường khi bị chậm kinh các bạn nhé.
Xem thêm:
- 7 bước để mang thai dễ dàng – “bí kíp vàng” cho vợ chồng trông con
- Dấu hiệu mang thai 2 tuần đầu chính xác và lời khuyên hữu ích cho mẹ
- Kích trứng để sinh đôi và những hệ quả khó lường khi chị em tự ý tiêm thuốc