Mẹ bầu bị nấm âm đạo có thể gây bệnh nguy hiểm cho thai nhi

Mẹ bầu nhiễm nấm âm đạo khi mang thai không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng cũng cần điều trị kịp thời. Nhiều mẹ chủ quan và sau này để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Các mẹ cần theo dõi sự thay đổi của vùng nhạy cảm để sớm phát hiện bệnh và can thiệp ngay.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nấm âm đạo khi mang thai trong giai đoạn chuẩn bị “vỡ chum” có thể gây bệnh tưa lưỡi cho thai nhi và nhiều biến chứng khác. Vì vậy, mẹ cần điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt. Các mẹ cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây về nguyên nhân và cách phòng tránh giúp mẹ tránh được bệnh nấm âm đạo khi mang thai nhé!

Nội dung bài viết:

  • Dấu hiệu bị nấm âm đạo khi mang thai
  • Nguyên nhân mẹ bầu bị viêm nhiễm
  • Biến chứng mẹ phải đối mặt
  • Cách điều trị
  • Cách phòng tránh

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm âm đạo khi mang thai

Suốt thai kỳ, mẹ sẽ thấy dịch tiết ở vùng nhạy cảm tăng lên rất nhiều so với bình thường. Nên khi xuất hiện các dấu hiệu nấm âm đạo, nhất là nấm Candida mẹ bầu khó nhận ra. Nếu mẹ bị nấm âm đạo khi mang thai thì biểu hiện là các vết sần, có khí hư màu trắng đục, không hôi nhưng ra nhiều.

Bạn có thể chưa biết:

Vùng kín ra dịch màu vàng: Cảnh báo mẹ bỉm sữa đang mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa

5 lời khuyên ngăn ngừa nhiễm trùng nấm âm đạo khi mang thai từ Bác sĩ

Đặc biệt, thai phụ sẽ cảm thấy đau như kim châm và quanh vùng nhạy cảm thấy nóng với vết đỏ, sưng tấy. Mẹ bầu còn có cảm giác đau khi quan hệ.

Biểu hiện nấm âm đạo khi mang thai là khí hư màu trắng đục và ra nhiều

Vì sao bà bầu bị nhiễm nấm âm đạo?

Thống kê cho thấy có gần 75% phụ nữ trưởng thành từng bị nhiễm nấm âm đạo 1 lần trong đời và đa số sẽ bị nhiễm nấm khi mang thai do nhiều yếu tố.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh nấm âm đạo xuất hiện khi các loại nấm ở vùng âm đạo, phổ biến nhất là nấm Candida đột ngột gia tăng. Chính sự mất cân bằng giữa lượng vi khuẩn và nấm trong âm đạo do nồng độ estrogen tăng lên trong thai kỳ là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bầu bị nấm Candida. Bên cạnh đó, vùng nhạy cảm trong thời gian mang thai có độ ẩm quá cao cũng tạo ra sự mất cân bằng và là môi trường lý tưởng cho bệnh nấm âm đạo phát triển.

Nguyên nhân gây bệnh nấm âm đạo là do hàm lượng estrogen tăng lên khi mang thai

1 yếu tố làm mẹ bầu dễ bị nhiễm nấm Candida chính là do khi mang thai hoặc uống kháng sinh, dùng steroid hoặc hóa trị nên tế bào Candida dễ sinh sôi. Hệ thống miễn dịch trong thời kỳ mang thai suy yếu cũng là yếu tố khiến các loại nấm sinh sôi phát triển.

Khi mang thai, độ pH trong âm đạo nhiều tính kiềm hơn tính axit, trở thành môi trường thuận lợi cho men vi khuẩn bùng phát. Ngoài ra phụ nữ mang thai bị tiểu đường cũng có nguy cơ bị nhiễm nấm cao hơn do lượng đường tăng cao là yếu tố dễ dẫn đến viêm nhiễm âm đạo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi mẹ bầu nhiễm bệnh

Mẹ bầu bị nấm có ảnh hưởng đến thai nhi? Nói chung tình trạng này không gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, bệnh gây khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Nếu mẹ nhiễm nấm âm đạo trong thời gian gần sinh có thể bé sinh ra mắc bệnh tưa lưỡi.

Các mẹ cũng đừng quá lo lắng vì bệnh có thể điều trị bằng thuốc kháng nấm nhẹ cho bé hay dùng kem kháng nấm cho mẹ. Một số trường hợp, nấm âm đạo có thể là tiền đề gây ra nhiều bệnh khác cho mẹ bầu như bệnh lây qua đường tình dục, bệnh nhiễm khuẩn âm đạo.

Bạn có thể chưa biết:

Mẹ bầu có nên đặt thuốc khi bị viêm nhiễm phụ khoa?

Cách phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa khi trời nồm cho phái đẹp

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi mẹ thấy khí hư có màu vàng, xanh hay xám hoặc mùi nặng cùng biểu hiện đau rát, nong quanh vùng nhạy cảm thì nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Mẹ bầu nhiễm nấm âm đạo có thể khiến thai nhi mắc bệnh tưa lưỡi

Cách điều trị nấm âm đạo khi mang thai hiệu quả

Một trong những cách kháng nấm Candida hiệu quả nhất là dùng thuốc đặt âm đạo. Thời gian điều trị tối ưu nhất là khi mẹ bước vào tam cá nguyệt thứ 3. Khi dùng thuốc đặt mẹ phải kiên nhẫn chờ đợi vì sau vài ngày thuốc mới phát huy hiệu quả.

Mẹ bầu cũng có thể thuốc uống fluconazole sẽ dễ dàng sử dụng hơn cho mẹ tuy nhiên thuốc này không được dùng cho mẹ bầu bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu. Các mẹ có thể dùng thuốc fluconazole ở tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba hay trong thời kỳ cho con bú.

Mẹ chú ý là những biện pháp ở trên chỉ mang tính tạm thời. Nếu mẹ bị nhiễm nấm âm đạo cứ tái đi tái lại thì cần phải đến phòng khám, bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu cũng có thể đặt thuốc để điều trị bệnh nấm âm đạo

Bà bầu có thể phòng tránh nhiễm âm đạo với cách đơn giản

Hàm lượng hormone trong cơ mẹ tăng lên đột biến và mất kiểm soát khi mang thai. Do đó, mẹ muốn ngăn ngừa bệnh nhiễm nấm âm đạo thì cần giữ vùng nhạy cảm luôn khô thoáng và được vệ sinh sạch sẽ với một số chú ý dưới đây:

  • Mặc đồ lót với size phù hợp, chất liệu cotton thoáng mát.
  • Mẹ bầu không nên mặc đồ lót khi ngủ và mặc bộ đồ ngủ kiểu pajama giúp vùng nhạy cảm luôn khô thoáng.
  • Không tắm bồn mà mẹ bầu nên tắm bằng vòi hoa sen.
  • Dùng dung dịch phụ nữ nhẹ nhàng, không chất tẩy rửa và không có mùi.
  • Mẹ bầu tuyệt đối không được thụt rửa âm đạo hoặc dùng thuốc xịt cô bé.
  • Nhớ vệ sinh vùng nhạy cảm, nhất là sau khi đi vệ sinh.
  • Ngồi không mặc quần áo ẩm ướt.
  • Mẹ nhớ lau khô cơ thể và vùng nhạy cảm sau khi đi tắm hay đi bơi.
  • Hạn chế tối thiểu việc dung nạp cho cơ thể thực phẩm chứa nhiều đường hay ngũ cốc tinh chế trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

Tạm kết

Mẹ bầu nhiễm nấm âm đạo khi mang thai không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng cũng cần điều trị kịp thời. Nhiều mẹ chủ quan và sau này để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Các mẹ cần theo dõi sự thay đổi của vùng nhạy cảm để sớm phát hiện bệnh và can thiệp ngay.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen