Món ăn dưỡng thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần bổ sung vào thực đơn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Món ăn dưỡng thai 3 tháng cuối đặc biệt quan trọng cho thai kỳ của mỗi mẹ bầu. Lúc này bé yêu đã phát triển đầy đủ các cơ quan và sẽ sẵn sàng ra đời bất cứ lúc nào từ tuần 37 trở đi. Lúc này, mẹ bầu rất cần năng lượng cho cuộc vượt cạn sắp tới.

3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu cần bổ sung gì?

Dưới đây là những dưỡng chất mẹ bầu cần bổ sung trong tam cá nguyệt thứ 3:

Protein

Chất cần thiết để cơ thể “sản xuất” sữa chuẩn bị chào đón bé yêu ra đời, đồng thời bổ sung năng lượng chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới.

Chất béo

Dưỡng chất không thể thiếu giúp cho sự phát triển của não và hệ thần kinh thai nhi khỏe mạnh.

Vitamin C

Thành phần không thể thiếu để hình thành các mô liên kết ở da, xương, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và tăng khả năng hấp thụ sắt trong những tháng cuối thai kỳ.

Chất sắt

Càng về cuối thai kỳ, khối lượng máu tăng vọt đòi hỏi mẹ bầu phải đặc biệt bổ sung thêm sắt. Thiếu sắt trong giai đoạn này có thể dẫn đến mất máu quá nhiều khi sinh con, ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Món ăn dưỡng thai 3 tháng cuối cho mẹ khỏe thai nhi ổn định

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối ngoài tiêu chí đủ chất còn phải đảm bảo yếu tố ngon và hỗ trợ tốt cho thai phụ “vượt cạn” sau này. Vậy nên hãy bồi bổ những món ăn dưỡng thai 3 tháng cuối dưới đây:

  • Nấm kim châm xào thịt bò;
  • Chân giò hầm đậu đỏ;
  • Cháo tôm bí đỏ;
  • Canh chua cá hồi;
  • Trứng xào lá ngải;
  • Cháo mè đen;
  • Thịt vịt hầm;
  • Súp cua;
  • Canh cá chép nấu chua;
  • Canh đu đủ chín;
  • Bí đỏ đậu phộng;
  • Canh bông thiên lý nấu thịt bò

Thực đơn trong 3 tháng cuối thai kỳ

Dưới đây là thực đơn cho bà bầu trong 3 tháng cuối

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 7

Sang tháng thứ 7 là thời gian mà cơ thể mẹ bầu cần nhiều sắt nhất. Mẹ có thể bổ sung chất sắt này từ các nguồn thực phẩm như: thịt nạc, rau quả, trái cây, gan động vật, các loại đậu...

Song song với đó là bổ sung thêm nhiều canxi, phốt pho, i-ốt và kẽm. Các thực phẩm giàu các chất này gồm: rong biển, táo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, xương đầu động vật,... và các loại cá, tép moi, trai biển..

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong tháng 7 bà mẹ cũng tránh ăn quá no để hạn chế tình trạng ợ nóng. Nên chia bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Cần tránh ăn đồ ăn chiên, nhiều dầu mỡ và đồ ăn cay nóng.

Thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 8

Ở tháng thứ 8 người mẹ cũng cần bổ sung các nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Các thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích ăn trong tháng thứ 8 của thai kỳ gồm: gạo, các loại ngũ cốc, trứng, các loại thịt, cá, gan động vật (1 tuần ăn 1 lần), rau xanh và các loại trái cây.

Đây là giai đoạn trí não của bé phát triển mạnh, do vậy bổ sung nhiều omega-3 trong 3 tháng cuối của thai kỳ là điều cần thiết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thể bổ sung chất này từ những loại thực phẩm như có chứa chất béo tự nhiên như các loại hạt (hạt óc chó, hạt chia, lạc, hạt dẻ cười...), các loại thủy hải sản (đặc biệt là cá hồi),...

Thai phụ nên tránh ăn đậu nành, khoai hồng để không bị chướng bụng. Cũng không nên quá lạm dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng như dầu cá, vitamin tổng hợp, nhân sâm...

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 9

Đây là tháng cuối của thai kỳ chuẩn bị đón bé chào đời. Cũng là giai đoạn bé hoàn thiện mọi cơ quan chức năng trong cơ thể mình, là giai đoạn bé phát triển nhanh đến chóng mặt. Do vậy việc đáp ứng đủ nguồn dinh dưỡng cho thai nhi ở tháng này vô cùng cần thiết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lưu ý về chế độ ăn của bà bầu 3 tháng cuối

Lời khuyên về cách ăn uống trong 4 tuần cuối này như sau:

  • Nên chia nhỏ các bữa ăn thành 5 - 6 bữa thay vì 3 bữa chính. Không nên bỏ bữa hay nhịn ăn lâu.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, đồng thời giúp quá trình “sản xuất” sữa cho con bú sau khi sinh thuận lợi hơn.
  • Cần uống nhiều nước, không nên ăn mặn để tránh bị phù nề.
  • Không ăn đồ ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ để tránh tăng cân quá nhiều.
  • Bổ sung chất béo cho cơ thể từ những loại thực phẩm tự nhiên.
  • Ăn nhiều rau và trái cây ngừa táo bón.
  • Bổ sung thêm chất sắt trong thực đơn hàng ngày tránh tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.
  • Cho cá vào thực đơn (2 bữa/tuần) để bổ sung thêm omega 3 cho trí não của bé phát triển toàn diện.
  • Bổ sung vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Ăn chín uống sạch, tránh ăn đồ sống, phô mai chưa tiệt trùng để tránh nguy cơ sảy thai, sinh non.

Với những món ăn dưỡng thai 3 tháng cuối được giới thiệu như trên, hy vọng các mẹ bầu sẽ có một thai kỳ trọn vẹn để sẵn sàng vượt cạn đón bé yêu.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hieu