Trẻ dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng nên ăn gì để bắt kịp thang phát triển?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Suy dinh dưỡng là hiện tượng đặc biệt phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi do nhiều nguyên nhân. Suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.

Hãy cùng tìm hiểu về suy dinh dưỡng và một số gợi ý món ăn cho trẻ dưới 2 tuổi suy dinh dưỡng trong bài viết dưới đây nhé!

Suy dinh dưỡng là gì?

Khi bị suy dinh dưỡng, cơ thể trẻ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường dẫn đến chậm phát triển trí não và thể chất.

Suy dinh dưỡng có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lâu dài của trẻ nếu không được phát hiện và điều chỉnh chế độ ăn uống kịp thời. Một số hậu quả có thể kể đến như sau:

  • Đối với trẻ dưới 2 tuổi, suy dinh dưỡng có thể gây tử vong: theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, khoảng 54% số ca tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển có liên quan đến suy dinh dưỡng.
  • Chậm phát triển chiều cao, cân nặng và phát triển trí não.
  • Hệ thống miễn dịch yếu, làm tăng nguy cơ mắc dịch bệnh.
  • Thời gian lành vết thương chậm hơn.
  • Cơ yếu, trẻ dễ té ngã và nứt xương.

Nguyên nhân và cách nhận biết suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 2 tuổi

Nguyên nhân

  • Trẻ thiếu sữa mẹ bổ sung lúc đầu đời hoặc có chế độ ăn uống nghèo nàn thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu.
  • Bé mắc các bệnh lý nhiễm trùng như: viêm đường hô hấp, tiêu chảy...khiến cơ thể trẻ khó hấp thu các chất dinh dưỡng.
  • Trẻ bị sinh non: Trẻ sinh non sẽ không có thể trạng cơ thể tốt như các trẻ sinh đủ tháng nên hay bị suy dinh dưỡng.

Cách nhận biết trẻ suy dinh dưỡng

Cân nặng và chiều cao là hai tiêu chuẩn trung bình theo thang phát triển cha mẹ có thể dùng để so sánh thể trạng của con:

  • Dựa theo cân nặng: Trẻ mới sinh nặng cỡ 3 kg, sau 5 tháng nặng 6 kg, 1 tuổi nặng 9 kg, 2 tuổi nặng khoảng 11 kg.
  • Dựa vào chiều cao: Trẻ mới sinh dài 50 cm, sau 6 tháng dài 65 cm, 1 tuổi dài 75 cm, 2 tuổi dài 85 cm.

Ngoài cân nặng và chiều cao, một số dấu hiệu bên ngoài khác để chẩn đoán suy dinh dưỡng ở trẻ gồm có:

  • Trẻ lười ăn, lười vận động, hay quấy khóc, ngủ ngắn.
  • Da xanh xao, tóc mọc thưa rụng.
  • Bé chậm mọc răng và chậm biết đi.
  • Mỡ ở cánh tay bị teo, thịt nhẽo.
  • Hay bị rỗi loạn tiêu hóa: đi phân sống.

Vai trò của chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của bé

Protein

Nhu cầu chất đạm hàng ngày với trẻ dưới 2 tuổi là từ 100-120g. Trong 22 loại amino axit cấu tạo nên protein có 9 loại rất cần thiết phải bổ sung qua chế độ ăn uống vì cơ thể không tự tổng hợp được.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực phẩm giàu protein thích hợp với trẻ có thể kể đến như trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt (bò, gà, hải sản...), đậu nành,...

Vitamin, khoáng chất, chất xơ

Ngũ cốc, các loại rau củ quả như đu đủ, cà rốt, cà chua, bông cải, rau bó xôi không chỉ cung cấp dồi dào các vi chất mà lại cung cấp chất xơ giúp trẻ dễ tiêu hóa.

Ngoài ra, để cơ thể trẻ hấp thu tốt hơn các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K, ta nên bổ sung vừng, lạc, dầu mè

Tinh bột

Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào nhất, nhiều hơn cả chất đạm và chất béo. Gạo tẻ và ngũ cốc là nguồn bổ sung tinh bột cần thiết cho trẻ nhỏ. Để khẩu phần ăn đa dạng hơn, ngô và khoai tây cũng là những lựa chọn tốt cho các bé.

Chất béo 

Chất béo giúp bổ sung năng lượng và đóng vai trò là dung môi vận chuyển vitamin A, D, E, K để thẩm thấu tốt hơn trong cơ thể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Món ăn cho trẻ dưới 2 tuổi suy dinh dưỡng

Dưới 6 tháng tuổi

  • Sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng hoàn chỉnh nhất, bên cạnh chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn chứa kháng thể có lợi cho hệ miễn dịch của bé. Trẻ bị suy dinh dưỡng cần được cho bú đến 2 tuổi.
  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Người mẹ nên ăn uống bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng như các loại vitamin cần thiết để nguồn sữa đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho con mình.
  • Nếu như phải sử dụng thêm các sản phẩm thay thế sữa mẹ thì tốt nhất nên tuân thủ tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn.

Từ 6 tháng đến 1 năm tuổi 

  • Bên cạnh sữa mẹ hoặc/và sữa công thức, khi trẻ đã đạt số tháng tuổi nhất định, mẹ có thể bổ sung một số sản phẩm thay thế sữa trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé gồm sữa hạt, sữa chua, phô mai, bơ. Tuy nhiên, không một loại sản phẩm nào có thể thay thế sữa hoàn toàn mà chỉ nhằm bổ sung dưỡng chất, thay đổi khẩu vị cho trẻ đỡ ngán. Lưu ý sữa vẫn là thực phẩm chính cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Sữa cao năng lượng là một sản phẩm được tăng cường thêm chất đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất mà mẹ có thể bổ sung cho trẻ. 1 lít sữa cao năng lượng sẽ bổ sung cho trẻ từ 800 tới 2000Kcal. Mẹ cho con uống mỗi ngày khoảng 500ml theo hướng dẫn.

  • Nên cho trẻ ăn cháo xay khoảng 3-4 bữa/ngày. Trong trường hợp trẻ lười ăn, các mẹ có thể cho trẻ ăn thành nhiều bữa. Cần chú ý bổ sung vào cháo lượng thịt, gạo và rau củ để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Từ 1 năm đến 2 năm tuổi

  • Sữa công thức: Trẻ suy dinh dưỡng vẫn cần bổ sung sữa công thức bên cạnh khẩu phần ăn uống hàng ngày. Lượng sữa công thức cần cho trẻ là khoảng 200 - 300ml/ngày.
  • Sữa cao năng lượng: Trẻ cần tiếp tục được tăng cường thêm dinh dưỡng thông qua các sản phẩm sữa. Mỗi ngày trẻ cần 150 – 200ml sữa cao năng lượng.
  • Cháo: Mẹ cho bé ăn khoảng 200ml mỗi bữa. Một số món cháo nhiều dinh dưỡng mẹ có thể tham khảo để làm món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng gồm cháo tim lợn, cháo gà hạt sen rau củ, cháo ếch, cháo lòng đỏ trứng gà, cháo tôm, thịt bò hầm rau củ, cháo cá quả, súp bí đỏ khoai lang...

Bên cạnh cháo mẹ cũng có thể tăng dần độ thô của thực phẩm bằng cách chuyển dần sang cơm nát và thay đổi thực đơn mỗi ngày để kích thích vị giác, tạo cảm giác yêu thích ăn uống cho con.

Hoa quả trái cây cũng là thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt là chuối tiêu. Chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh không độc giúp tăng hấp thụ cho trẻ bị suy dinh dưỡng.

Lưu ý:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến năm 2 tuổi.
  • Vì trẻ dưới 2 tuổi đang trong quá trình hoàn thiện răng sữa nên các mẹ tránh nấu đồ ăn quá cứng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy để hình thành thói quen tốt cho bé.

Lời kết

Bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng đều muốn con mình có thể phát triển thể chất và trí não toàn diện nhất. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trẻ vẫn có nguy cơ mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các món ăn cho trẻ dưới 2 tuổi suy dinh dưỡng, các cha mẹ cũng đừng quá lo lắng mà có thể tham khảo để nuôi dưỡng con mình tốt nhất.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi