Da mặt nổi mụn có phải dấu hiệu chị em đã mang thai những tuần đầu?

Mọc mụn có phải dấu hiệu mang thai? Khi mang thai, hormone trong người phụ nữ sẽ thay đổi và khiến cho cơ thể có nhiều biến đổi. Phổ biến nhất là tình trạng mụn bắt đầu sinh sôi hay trở nặng thêm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mọc mụn có phải dấu hiệu mang thai? Mọc mụn đi kèm với các dấu hiệu như ốm nghén, chậm kinh, thèm ăn…thì rất có thể bạn đã mang thai. Tuy nhiên, để chắc chắn bạn nên sử dụng que thử hoặc đến bệnh viện, phòng khám để kiểm tra.

  • Mọc mụn có phải dấu hiệu mang thai?
  • Một số biến đổi khác về da khi mang thai ngoài việc mọc mụn

Mọc mụn có phải dấu hiệu mang thai? 

Nếu có thay đổi bất thường ở nội tiết thì chị em đều băn khoăn mặt nổi mụn có phải dấu hiệu mang thai không? Thật ra có rất nhiều dấu hiệu mang thai để chị em nhận biết, có thể kể đến như:

  • Ốm nghén
  • Khứu giác nhạy cảm hơn
  • Đau bụng dưới, căng tức ngực
  • Thèm ăn nhiều hơn
  • Thay đổi vị giác
  • Và nhiều dấu hiệu khác

Mẹ có thể quan tâm:

Nguyên nhân nổi mụn nước khi mang thai và cách khắc phục

Lúc có thai, hormone trong người phụ nữ sẽ thay đổi và khiến cho cơ thể có nhiều biến đổi. Chúng chính là nguyên nhân khiến tăng tiết dịch âm đạo, tâm tính thất thường,…Và làn da có thể trở nên kém xinh cũng nằm trong những hệ quả này. Phổ biến nhất là tình trạng mụn bắt đầu sinh sôi hay trở nặng thêm. Đến đây thì chắc hẳn chị em cũng đã có câu trả lời cho thắc mắc “Lên mụn có phải dấu hiệu mang thai?”.

Chính xác thì mọc mụn và kèm theo những triệu chứng kể trên là một dấu hiệu chị em có thể có bầu. Tuy nhiên, để chắc chắn rằng một sinh linh bé bỏng đã đến, thì chị em nên sử dụng những cách khoa học sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Sử dụng que thử thai tại nhà. Nếu que báo hai vạch thì chị em cũng nên đến bệnh viện hay cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm để xác định chính thức;
  • Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ Beta-hCG trong máu và xác nhận có mang thai hay không tại bệnh viện hay cơ sở y tế.

Một số biến đổi khác về da khi mang thai ngoài việc mọc mụn

Phụ nữ luôn chú ý và chăm sóc cẩn trọng đến làn da của khuôn mặt và cơ thể. Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, một trong những hy sinh mà chị em phải đánh đổi đó là vẻ đẹp cơ thể.

Ngoài mọc mụn khi mang thai thì những thay đổi khác phổ biến như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Sắc tố da thường đậm hơn ở vùng bụng, núm vú
  • Melasma – đường sọc nâu chạy từ rốn dọc tới gần vùng kín. má, mũi và trán
  • Linea nigra- đường sọc nâu chạy từ rốn dọc tới gần vùng kín
  • Xuất hiện vết rạn da
  • Tĩnh mạch mạng nhện
  • Suy tĩnh mạch
  • Móng tay, tóc mọc nhanh và có thể rậm hơn

Chăm sóc làn da mọc mụn khi mang thai như thế nào?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết “Mụn luôn là vấn đề đau đầu với phái nữ, vì thế các cô gái luôn tìm dùng các loại kem trị mụn để giải quyết những đốm mụn khó chịu. Và Isotretinoin chính là thuốc có tác dụng điều trị tốt các loại mụn được chị em tin dùng. Tuy nhiên, đây lại là thuốc nguy hiểm đối với mẹ bầu, vì nó có thể gây nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi”.

Cách chăm sóc da mọc mụn khi mang thai

  • Rửa mặt hai lần một ngày với sữa rửa mặt có độ PH dịu nhẹ và nên rửa với nước ấm. Đừng quên bước tẩy trang trước khi rửa mặt nhé.
  • Thoa kem dưỡng da để dưỡng ẩm hay đắp mặt nạ tự nhiên an toàn cho mẹ bầu.
  • Tránh đưa tay lên sờ hay nặn mụn. Tốt nhất là hãy thường xuyên rửa tay để vừa ngăn ngừa Covid-19, vừa tránh tình trạng bôi trét bụi bẩn lên mặt nếu lỡ đưa tay chạm mặt.
  • Không tự ý sử dụng thuốc uống hay kem thoa trị mụn vì thành phần có thể gây hại cho thai nhi. Hãy thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Và đừng quên cho bác sĩ hay mình đang mang thai các bạn nhé. 
  • Vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên các vật dụng da mặt có thể chạm như khẩu trang, chăn ra gối nệm, khăn tắm,…
  • Hạn chế trang điểm nhiều nhất có thể.
  • Sử dụng tất cả các loại mỹ phẩm an toàn và thành phần thân thiện với phụ nữ mang thai.

Mẹ có thể quan tâm:

Mang thai có đi nặn mụn được không? Làm sao để giữ da sáng mịn màng khi mang thai?

Những lưu ý khác cho mẹ bầu

  • Hãy có một chế độ ăn đầy đủ chất và đa dạng và đủ chất; đủ 4 nhóm thức ăn: bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ, vitamin và khoáng chất. 
  • Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, từ 1,5-2.5 lít nước mỗi ngày tuỳ cân nặng cơ thể. Ngoài ra còn giúp duy trì đúng lượng nước ối trong cơ thể bạn. Điều này rất tốt cho thai nhi. 
  • Tâm lý luôn vui vẻ lạc quan và hạn chế căng thẳng.
  • Thường xuyên vận động cơ thể để tăng sức đề kháng, sức chịu đựng cho cơ thể và làn da mịn màng.
  • Ngủ đủ giấc, ngủ sâu giấc, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, mẹ bầu dễ bị ốm nghén dẫn đến mệt mỏi và mất ngủ.

Làn da luôn là “báu vật” quý giá của mỗi người phụ nữ. Và việc mọc mụn có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của chị em trong thai kỳ. Đừng quá lo lắng hay phiền muộn, vì chúng chỉ khiến mụn kéo đến “viếng thăm” bạn nhiều hơn thôi. Hãy làm theo những hướng dẫn trên của theAsianparent để có được kết quả tốt nhất nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn tham khảo: Mụn trứng cá khi mang thai – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu