Mệt mỏi khi mang thai là hiện tượng phổ biến nhất trong suốt thai kỳ. Kể cả những lúc không làm gì nhưng mẹ bầu vẫn cảm thấy như thể sức lực bị hao mòn, đi đứng một lát cũng như kiệt sức. Đôi lúc tim còn đập nhanh đến khó chịu. Những triệu chứng này liệu có bình thường khi đang bầu bí? Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Vì sao mẹ bầu dễ mệt mỏi khi mang thai?
- Làm thế nào để mẹ bầu không còn cảm thấy mệt mỏi khi mang thai?
Vì sao mẹ bầu dễ mệt mỏi khi mang thai?
Trong 3 tháng đầu tiên khi mới có em bé, 90% phụ nữ đều gặp phải hiện tượng mệt mỏi. Đây là hiện tượng phổ biến đối với các mẹ bầu do cơ thể sản sinh ra một lượng hoóc môn Progesterone lớn. Dẫn đến việc mẹ bầu dễ mệt và buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu. Ngoài ra, tình trạng mệt mỏi của cơ thể mẹ bầu còn do 6 nguyên nhân chủ yếu dưới đây.
Cơ thể mẹ bầu bị thiếu sắt
Một trong những nguyên nhân chính có thể khiến mẹ dễ cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi khi mang thai là do cơ thể bị thiếu đi lượng sắt cần thiết. Với các mẹ bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng thường dẫn đến thiếu máu, đặc biệt là số lượng tế bào hồng cầu. Điều này khiến cho cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Vì thế mà mẹ bầu dễ mệt, tim đập nhanh, chân tay run lẩy bẩy và sắc mặt thường tái nhợt, không hồng hào, tỉnh táo.
Đừng bỏ lỡ:
Mất ngủ thường xuyên
Những mẹ bầu thường bị mất ngủ, nghỉ ngơi không đủ số giờ cần thiết hoặc chất lượng giấc ngủ có vấn đề đều dễ bị mệt. Hiện tượng này còn có thể khiến mẹ dễ bị mắc các bệnh khác như mất cân bằng về hoóc môn, căng thẳng và tiểu đường.
Tiểu đường khi mang thai
BS.Nguyễn Xuân Quỳnh – CK Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chỉ ra nhóm thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ:
– Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường;
– Mẹ bầu thừa cân, béo phì: Chỉ số cơ thể (BMI) trên 30
– Thai phụ trên 35 tuổi;
– Mẹ đã từng mắc tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước;
– Từng sinh bé nặng hơn 4 kg;
– Mẹ từng bị tình trạng thai chết lưu không rõ nguyên nhân;
– Tiền sử sinh con có dị tật bẩm sinh không xác định được nguyên nhân.
Những mẹ bầu vốn bị bệnh tiểu đường thì khi mang thai sẽ càng dễ mệt mỏi, khó chịu và sây sẩm mặt mày. Mẹ còn có cảm giác khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều và cân nặng bị giảm. Do đó, nếu mẹ bầu bị tiểu đường thì cần được theo dõi kĩ càng trong suốt thai kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Các loại thuốc sử dụng trong thai kỳ
Với những mẹ bầu sử dụng thuốc khi đang mang thai như thuốc chống dị ứng, thuốc trị nghén hay thuốc giảm đau thường sẽ gặp phải một số tác dụng phụ, trong đó có hiện tượng mệt mỏi.
Quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ bầu có vấn đề
Nếu quá trình trao đổi chất của mẹ bầu diễn ra không hiệu quả do các nguyên nhân như cơ thể nạp chưa đủ số calo cần thiết, ít vận động, mẹ bầu bị căng thẳng, thiếu ngủ hay không uống đủ nước. v.v. Sự trao đổi chất bị chậm lại sẽ khiến cho mẹ bầu dễ mệt mỏi hơn so với bình thường.
Khi mẹ bầu thấy mình có các biểu hiện như run rẩy, tim đập nhanh, đói cồn cào, ra nhiều mồ hôi, chóng mặt, choáng váng thì có nghĩa là mẹ bầu đang gặp phải hiện tượng hạ đường huyết. Điều này sẽ khiến cho mẹ cảm thấy rất mệt.