Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không? Paracetamol có thể dùng cho mẹ đang cho con bú vì loại thuốc này tiết qua sữa khá ít, chỉ khoảng 6% ở liều thường dùng.
Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Paracetamol có tác dụng phụ gì với mẹ đang cho con bú hay không?
- Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không? Liều dùng paracetamol cho phụ nữ cho con bú
- Những điều cần biết nếu dùng thuốc trong giai đoạn cho con bú
Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không?
Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt vô cùng phổ biến. Loại thuốc này tiết qua sữa khá ít, chỉ khoảng 6% ở liều thường dùng. Vì vậy paracetamol có thể dùng cho mẹ đang cho con bú hay đang mang thai.
Ngoài paracetamol, mẹ đang cho con bú có thể dùng một số loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau paracetamol, ibuprophen, codein, naproxem được cho là an toàn vì ít qua sữa mẹ. Không dùng aspirin.
- Các kháng sinh penicillin, cephalosporin, macrolid, aminoglycosid,… có thể dùng được nhưng không được sử dụng tetracyclin, fluoroquinolon vì gây tác hại đến răng và khớp trẻ, metronidazol làm sữa bị đắng nên tránh dùng.
- Thuốc kháng histamin thế hệ I an toàn cho trẻ ngay cả khi mẹ uống liều cao nhưng có thể làm bé ngầy ngật hoặc dễ kích thích; các thuốc loratadin, fexofenadin ít vận chuyển qua sữa nên cũng có thể dùng được.
- Các thuốc tim mạch, an thần, suy nhược, chống co giật, kháng virus… có loại dùng được nhưng cần có sự hướng dẫn kỹ lưỡng về liều lượng và thời gian dùng thuốc.
Paracetamol có thể dùng cho mẹ cho con bú (Nguồn ảnh: iStock)
Khám phá thêm:
Paracetamol có tác dụng phụ gì với mẹ đang cho con bú hay không?
Một vấn đề nữa mà những người mẹ đang cho con bú quan tâm là paracetamol có khiến mẹ mất sữa không. Công dụng chính là giảm đau, hạ sốt, vì thế nó ít khi gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến sữa nếu dùng với liều lượng vừa đủ. Tuy nhiên, nếu mẹ dùng paracetamol trong thời gian dài, mẹ có thể mất sữa một ít tùy theo cơ địa.
Nếu mẹ gặp tình trạng này, chỉ cần dừng uống thuốc và ăn uống đầy đủ thì sẽ sẽ về nhiều như ban đầu.
Những điều cần biết nếu dùng thuốc trong giai đoạn cho con bú
Bé chịu tác dụng của thuốc nhiều hơn mẹ
Trong những tháng đầu đời, bé phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Vì thế mọi tác động của thuốc trên mẹ sẽ tạo ảnh hưởng trên bé. Thậm chí bé phải chịu tác dụng của thuốc nhiều hơn mẹ, vì khả năng thanh thải thuốc của bé chỉ khoảng 10% so với người lớn.
Những thuốc tan nhiều trong lipid, thuốc có phân tử lượng nhỏ và khả năng gắn kết vào protein huyết tương của mẹ càng thấp thì tỷ lệ vận chuyển qua sữa mẹ càng cao. Lượng thuốc vào sữa thay đổi tuỳ từng thời điểm, càng về cuối cữ bú, sữa mẹ càng chứa nhiều chất béo nên càng chứa nhiều thuốc tan trong chất béo.
Mẹ cho con bú cần cần thận với tất cả những loại thuốc uống vào người (Nguồn ảnh: iStock)
Khám phá thêm:
Mẹ đang cho bú có thể dùng thuốc với đặc tính nào?
Lượng thuốc em bé nhận qua sữa mẹ phụ thuộc vào liều lượng, số lần dùng thuốc của mẹ, thời gian từ khi dùng thuốc đến khi cho bé bú, thời gian bú và lượng sữa mẹ mà bé bú trong ngày. Vì vậy, mẹ đang cho con bú khi muốn dùng một loại thuốc cần được sự chỉ định từ bác sĩ để cân nhắc giữa tác dụng và tác hại của thuốc. Bác sĩ thường sẽ lựa chọn những loại thuốc theo tiêu chí sau:
- Ít tiết qua sữa
- Tác dụng phụ và tác dụng dược lý của thuốc không gây ảnh hưởng cho sức khỏe của trẻ
- Thuốc không làm thay đổi mùi, vị của sữa
- Thuốc không có khả năng xuyên qua hàng rào máu não của trẻ
- Các thuốc bôi hoặc xịt vì ít gây tác dụng phụ cho bé hơn những loại thuốc uống hay tiêm
Những điều mẹ nên lưu ý khi vừa cho con bú vừa phải sử dụng thuốc
- Cho bé bú trước khi dùng thuốc, đến cữ bú tiếp theo (sau khoảng 2 giờ) có thể cho bé bú bình, vắt bỏ sữa mẹ, cữ sau nữa bé có thể bú mẹ bình thường.
- Với những thuốc chưa xác định được sự an toàn với trẻ nhưng mẹ bắt buộc phải dùng thì nên cho bé bú sữa ngoài, vắt bỏ sữa mẹ vào đúng thời gian của những cữ bú để duy trì nguồn sữa và sẽ tiếp tục cho bé bú trở lại sau khi thuốc bị đào thải hết.
Mẹ uống thuốc trong thời gian cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ (Nguồn ảnh: iStock)
Tiến sỹ – Bác sỹ Cam Ngọc Phượng – Trưởng khoa sơ sinh, bệnh viện Quốc Tế Hạnh Phúc hướng dẫn mẹ cách theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé khi dùng thuốc trong giai đoạn cho con bú:
Nếu mẹ uống thuốc trong lúc cho con bú và quan sát thấy bé có 1 trong số các triệu chứng sau đây thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ để xem xét xem những hiện tượng này là do dấu hiệu bệnh lý ở trẻ hay do tác dụng phụ của thuốc mẹ đang dùng.
- Bé bười bú.
- Bé ngủ nhiều
- Bé bị ọc sữa khi bú.
- Bé bị tiêu chảy.
Dùng thuốc có ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ không?
Một số loại thuốc nếu dùng khi cho con bú có thể làm giảm sữa mẹ:
– Thuốc kháng histamin (chống dị ứng)
– Thuốc an thần
– Thuốc lợi niệu
– Một số loại thuốc chống ngạt mũi
– Một số thuốc có tác dụng giảm cân
– Vitamin B6 liều rất cao
– Thuốc tránh thai chứa estrogen
– Nicotin
Độ an toàn của một số loại thuốc đối với trẻ sơ sinh sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của con. Hầu như tất cả các trường hợp thông báo về tác dụng phụ của thuốc ở trẻ bú mẹ đều xuất hiện ở bé dưới 6 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh và trẻ sinh non có nguy cơ cao nhất.
Mẹ đã biết câu trả lời cho thắc mắc “Đang cho con bú có uống được Paracetamol không”. Để đảm bảo an toàn cho bé yêu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào mẹ nhé.
Nguồn thông tin: Giải đáp: Mẹ nên uống thuốc bao lâu thì cho con bú an toàn? – VOH Radio
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!