Nước ối ít phải làm sao? Khi được chẩn đoán là thiếu ối, mẹ có thể thực hiện các biện pháp như: uống nhiều nước, sữa bầu, nước mía, nước dừa…để cải thiện lượng nước ối trong cơ thể.
- Nước ối có vai trò như thế nào?
- Như thế nào thì gọi là mẹ bầu ít ối?
- Điều này sẽ bắt nguồn từ một trong những nguyên nhân
- Hướng điều trị cho các mẹ bầu ít ối như thế nào?
- Một số loại đồ uống giúp mẹ bầu giải quyết tình trạng gây hoang mang này
Nước ối có vai trò như thế nào?
Nước ối đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Có chức năng tái tạo năng lượng, duy trì nhiệt độ ổn định trong bụng mẹ, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, tránh được sự chèn ép quá mức bởi các tác động bên ngoài.
Nước ối cho phép em bé di chuyển linh hoạt để cơ bắp và xương phát triển toàn diện, bảo vệ bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và nhiều chức năng quan trọng khác cho cuộc sống của thai nhi.
Lượng nước ối của mỗi thai phụ có thể khác nhau và nó cũng tăng giảm tùy thuộc vào thời gian mang thai.
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Minh Phúc – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long “Chính vì có vai trò quan trọng nên việc thai phụ thiếu ối gây nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nhất là các chức năng của phổi. Trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu do thiếu ối. Vào tam cá nguyệt thứ ba, độ nguy hiểm đã giảm xuống thấp, mẹ chỉ cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bản thân và thai nhi. Nếu thiếu ối vào giai đoạn này, thai nhi sẽ khó xoay đầu xuống dưới, có thể mẹ sẽ phải sinh mổ”.
Như thế nào thì gọi là mẹ bầu ít ối?
Nước ối quá ít (dưới 600ml) được gọi là ít, có thể dẫn đến sự kém phát triển của phổi, xương và các cơ quan khác của bé, nó cũng làm tăng nguy cơ tử vong của trẻ.
Ít nước ối có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng trong quá trình chuyển dạ. Mối lo ngại chính là lượng chất lỏng sẽ trở nên ít đến mức mà chuyển động của bé hoặc các cơn co thắt của bạn sẽ ép lên dây rốn.
Mẹ có thể quan tâm:
Cách làm tăng nước ối nhanh nhất dành cho mẹ bầu có chỉ số nước ối thấp hơn tiêu chuẩn
Điều này sẽ bắt nguồn từ một trong những nguyên nhân
1. Bị rò rỉ hoặc vỡ ối
Một vết nứt nhỏ trong màng ối của bạn làm cho nước ối bị rò rỉ ra ngoài. Điều này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian mang thai của bạn, nhưng phổ biến hơn khi bạn sắp chuyển dạ.
Bạn có thể tự nhận thấy các chất lỏng bị rò rỉ nếu bạn thấy đồ lót của bạn bị ướt, hoặc bác sĩ phát hiện ra điều đó trong khi khám thai.
Vỡ ối có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cả bạn và em bé bởi vì nó tạo ra lỗ hổng để vi khuẩn xâm nhập vào túi ối. Đôi khi, vết nứt có thể tự lành và sự rò rỉ sẽ ngừng lại, mức ối sẽ trở lại bình thường.
2. Nhau thai có vấn đề cũng là nguyên nhân
Ví dụ như tình trạng đứt một phần nhau thai khiến em bé không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới quá trình tái tạo nước ối của bé.
3. Mang thai song sinh hoặc đa thai
Bạn có nguy cơ thiếu ối nếu đang mang song thai hoặc đa thai. Chứng thiếu ối có nhiều khả năng xảy ra trong trường hợp bạn mắc hội chứng truyền nước ối giữa hai trẻ song sinh – trong đó một em bé sinh đôi ở trong tình trạng quá ít nước ối, và em bé còn lại thì trong tình trạng thừa ối.
4. Các bất thường của thai nhi như dị tật thai nhi
Nếu bạn được phát hiện có mức nước ối thấp trong giai đoạn thai kỳ thứ nhất hoặc thứ hai, rất có thể em bé của bạn đang mắc phải một dị tật bẩm sinh.
Nếu thai nhi không có thận hoặc thận không phát triển bình thường hoặc đường tiết niệu bị tắc, em bé sẽ không sản xuất đủ nước tiểu để duy trì lượng nước ối.
Dị tật tim bẩm sinh cũng có thể gây ra vấn đề này.
Hướng điều trị cho các mẹ bầu ít ối như thế nào?
Tình trạng thiếu ối ở phụ nữ mang thai được chẩn đoán qua siêu âm. Bác sĩ có thể chỉ định cho thai phụ được truyền dịch vào túi nước ối để duy trì đủ lượng nước ối cần thiết cho sự phát triển của thai.
- Nếu trong 3 tháng đầu: Cần xác định nguyên nhân, có thể chấm dứt thai kỳ một khi phát hiện nguyên nhân từ mẹ hay từ phôi thai, sau đó cần điều trị nguyên nhân một cách triệt để, đặc biệt là bệnh lý từ mẹ.
- Trong 3 tháng giữa: Cũng cần xác được nguyên nhân, đặc biệt là bệnh lý bất sản hệ niệu của thai nhi hay đi kèm dị tật bẩm sinh nặng cần thiết có thể chấm dứt thai kỳ, một khi đã xác định rõ nguy cơ dị tật nhiều và mức độ nặng.
- Ở 3 tháng cuối thai kỳ: Nằm nghỉ, uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 3 lít nước khoáng hoặc nhập viện truyền dịch để tăng lưu lượng máu đến tử cung. Siêu âm đo chỉ số ối 1 – 2 lần/tuần cho đến lúc sinh. Chấm dứt thai kỳ khi thai được 37 tuần hay các xét nghiệm đánh giá sức khỏe thai không đảm bảo.
Bác sĩ cũng khuyến cáo để tăng lưu lượng tuần hoàn đến tử cung, tăng nước ối, thai phụ cần uống nhiều nước, có thể uống gấp rưỡi so với bình thường.
Một số loại đồ uống giúp mẹ bầu giải quyết tình trạng này
1. Nước khoáng và Nước đun sôi để nguội:
Đây là loại nước rất tốt cho cơ thể mọi người nói chung và mẹ bầu nói riêng. Trong nước khoáng có chứa các thành phần muối khoáng, CO2 và các khoáng chất vi lượng giúp giải khát, cân bằng các chất trong cơ thể mẹ bầu, bổ sung nguồn năng lượng giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng thiếu ối.
Đặc biệt, nước khoáng là những loại nước sạch đã được kiểm định nên rất an toàn, mẹ bầu có thể an tâm dùng nhé!
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không uống nước khoáng thì có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội. Hàng ngày nên uống khoảng 2,5 – 3 lít nước. Nếu mẹ bầu mới vận động cơ thể hoặc trong những ngày thời tiết nắng nóng thì lượng nước có thể tăng lên.
2. Uống nước dừa:
Nước dừa là loại thức uống thiên nhiên sạch, giàu dinh dưỡng và là nguồn bổ sung chất điện giải cho cơ thể mẹ. Trong nước dừa có nhiều clorua, kali, magie, đường, muối, và protein. Vì thế uống nước dừa khi có thai sẽ điều chỉnh huyết áp, đặc biệt là cung cấp chất điện giải cho các mẹ bị tiêu chảy khi mang thai. Bên cạnh đó, khi có thai, các mẹ thường bị táo bón, đầy bụng, ợ hơi… và nước dừa hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề này.
Mẹ có thể quan tâm:
3. Uống nước mía
Nước mía giúp mẹ bầu bổ sung nước ối hiệu quả. Nước mía chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt…, các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác. Đây là những loại chất cần thiết cho quá trình mang thai của mẹ, giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ bầu nhờ chứa một lượng chất chống oxi hóa thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống các loại bệnh.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên dùng nước mía để thay nước lọc uống mỗi ngày bởi lượng đường có trong loại thức uống này sẽ khiến mẹ nhanh tăng cân. Do đó, chỉ nên uống một lượng nước mía nhất định.
Các mẹ bầu bị bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống loại nước này thường xuyên.
4. Sữa bầu
Nước ối ít phải làm sao? Sữa bầu là một loại thức uống vô cùng bổ dưỡng cho mẹ bầu. Trong sữa có chứa thành phần calo, chất béo và lượng đường cần thiết. Vì vậy, sữa vừa cung cấp năng lượng cho bà bầu bầu vừa giúp làm tăng nước ối một cách hiệu quả.
Mẹ bầu nên chọn các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật như sữa đậu nành hoặc các loại sữa tươi từ động vật đã qua tiệt trùng.
Đặc biệt, sữa đậu nành có hàm lượng canxi cao giúp hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ bầu, giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở thai nhi.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên uống quá 500ml sữa đậu nành một ngày bởi nó có thể gây đầy hơi, khó tiêu và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất khác.
5. Các loại nước ép trái cây
Nước ối ít phải làm sao? Mẹ bầu hãy thử đổi khẩu vị với các loại nước ép trái cây như nước cam, ổi, cà chua,…. Trái cây giàu các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho bà bầu và thai nhi nên ngoài tác dụng giải khát, chúng còn giúp làm đẹp da, cung cấp chất xơ và tăng lượng nước ối trong thai kỳ.
Khi uống các món nước này, mẹ bầu nên chú ý chọn loại quả tươi và được chế biến hợp vệ sinh.
Nguồn tham khảo: Làm gì khi mẹ bầu bị thiểu ối? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
- Chỉ số nước ối qua các tuần thai và những thắc mắc phổ biến của mẹ bầu về nước ối
- Hướng dẫn mẹ bầu cách uống nước mía giúp con tăng cân, sạch ối dễ đi đẻ
- Uống nước mía trong thai kỳ thế nào để đảm bảo an toàn và giúp bé tăng cân?