Mẹ bầu huyết áp thấp cần làm gì để không ảnh hưởng thai nhi?

Trên hết, mẹ cần hiểu lúc mang thai, cơ thể sẽ cực kỳ nhạy cảm, nên thuốc trị huyết áp thấp thường sẽ không được kê đơn. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn có thể tránh khỏi nếu mẹ bầu duy trì lối sống lành mạnh trong suốt thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu huyết áp thấp có nguy hiểm không? Làm sao để cải thiện tình trạng này? Đây là những câu hỏi thường gặp ở các mẹ bầu. Tất cả câu trả lời đều nằm trong bài viết này.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Câu hỏi: Vì sao mẹ bị hạ huyết áp khi mang thai? Sau khi sinh huyết áp có trở lại bình thường không? Mẹ bầu huyết áp thấp cần chú ý gì trong thai kỳ?

Trả lời: 

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:

Huyết áp thấp hay tình trạng tụt huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg. Đây là một tình trạng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, gây chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi ở phụ nữ mang thai. Trong nửa đầu thai kỳ, có sự giãn nở mạch máu sinh lý nhằm tăng thể tích tuần hoàn đến tử cung và nhau thai khiến cho huyết áp người mẹ thấp. Tuy nhiên, huyết áp tụt quá thấp có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe thai nhi, kèm theo tăng nguy cơ té ngã cho người mẹ.

Huyết áp có thể hồi phục lại bình thường sau khi sinh, khi cơ thể người mẹ khôi phục lại chức năng như trước sinh. Mẹ bầu bị huyết áp thấp khi mang thai cần lưu ý:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột: khi thay đổi tư thế đột ngột dễ dẫn đến tình trạng hạ huyết áp tư thế, gây choáng váng, chóng mặt, xây xẩm ở mẹ bầu có huyết áp thấp, làm tăng nguy cơ té ngã của người mẹ.

- Chế độ dinh dưỡng phù hợp: bổ sung đa dạng nhiều loại chất dinh dưỡng, đặc biệt lưu ý lượng muối tiêu thụ mỗi ngày.

- Uống đủ nước: bổ sung đủ nước, các loại nước trái cây, vitamin và khoáng chất nhằm cung cấp đủ lượng thể tích tuần hoàn, hạn chế nguy cơ hạ huyết áp.

Nguyên nhân hạ huyết áp khi mang thai

Huyết áp thấp mà một tình trạng sức khỏe thường gặp khi mang thai. Nó xảy ra nhiều vào hai tam cá nguyệt đầu tiên. Nguyên nhân chủ yếu là do lưu lượng máu tăng gấp 1,2 đến 1,5 lần bình thường để cơ thể đủ máu cho cả mẹ bầu và thai nhi. Điều này dẫn đến sự thay đổi nội tiết tố progesterone khiến mạch máu dãn ra và hạ huyết áp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên đề phòng các nguyên nhân khác gây hạ huyết áp như:

  • Suy tuyến giáp
  • Căng thẳng, lo âu khi mang thai
  • Ăn uống thiếu chất
  • Mang đa thai

Nhận diện huyết áp thấp

Các dấu hiệu dưới đây sẽ cho thấy huyết áp của mẹ đang ở ngưỡng thấp:

  • Nhức đầu, xay xẩm, hoa mắt khi đứng lâu hoặc khi chuyển tư thế đột ngột
  • Hay bị choáng váng, chóng mặt
  • Buồn nôn nhưng không phải ốm nghén
  • Dễ nóng giận
  • Khó tập trung vào công việc
  • Da tái xanh
  • Uể oải, mệt mỏi
  • Toát mồ hôi lạnh

Mẹ bầu huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Câu trả lời tất nhiên là có. Huyết áp xuống thấp vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho mẹ bầu. Mẹ có thể bị ngất xỉu do thiếu máu lên não, khó thở do thiếu oxy. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm khi mẹ đang leo cầu thang hoặc tham gia giao thông. Vì khi tụt huyết áp, mẹ dễ bị té ngã dẫn đến chấn thương rất cao, thậm chỉ đe dọa đến thai nhi trong bụng.

Nghiêm trọng hơn, huyết áp thấp còn làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung, băng huyết khi sinh. Do đó, mẹ bầu phải cực kỳ cảnh giác với căn bệnh này. Đồng thời, chăm chút cho sức khỏe thai kỳ thật tốt để không bị tụt huyết áp.

Mẹ bầu huyết áp thấp có ảnh hưởng thai nhi không?

Không chỉ mẹ bầu gặp nguy hiểm, thai nhi cũng bị ảnh hưởng nhiều không kém. Nhiều bằng chứng cho thấy, huyết áp ngưỡng thấp khiến bào thai không có đủ lượng máu để phát triển.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thêm vào đó, mẹ bầu huyết áp thấp dễ gặp các biến chứng thai sản ngoài ý muốn như thai chết lưu, sinh non, trẻ sinh ra thiếu cân… Do vậy các mẹ nên khám thai định kỳ, đo huyết áp mỗi khi thấy mệt để phát hiện sớm tình trạng huyết áp thấp.

Cách cải thiện huyết áp thai kỳ

Theo các chuyên gia, mẹ hoàn toàn có thể ngăn chặn huyết áp thấp bằng các cách sau:

Uống đủ nước

Mỗi ngày mẹ bầu phải uống ít nhất 2 lít nước để cung cấp đủ nước cho máu hoạt động.

Tránh chuyển tư thế đột ngột

Khi đang ngồi hoặc nằm, mẹ bầu không nên đứng dậy quá nhanh sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi, máu chưa di chuyển tới các cơ quan trong cơ thể dẫn đến tụt huyết áp. Ví dụ, từ tư thế đang nằm, mẹ nghiêng người sang một bên rồi từ từ ngồi dậy, sau đó chầm chậm đứng lên.

Ăn mặn hơn

Natri trong muối có tác dụng làm tăng huyết áp, nên các mẹ bầu bị huyết áp thấp nên ăn mặn hơn bình thường một chút.

Chia nhỏ bữa ăn

Mẹ bầu không được để bản thân quá đói, vì không chỉ huyết áp mà đường huyết cũng bị giảm rất nhanh. Cách cải thiện là ăn nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa ăn vừa đủ. Như vậy, không chỉ tránh được tình trạng hạ huyết áp mà hệ tiêu hóa còn hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không thức khuya

Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân làm hạ huyết áp ở các mẹ bầu. Vì thế, mẹ phải ngủ đủ 8 tiếng một ngày. Ngoài ra, mẹ nên nghỉ trưa sau khi ăn, vì lúc đó máu tập trung về dạ dày để tiêu hóa thức ăn, nằm ngủ sẽ giúp đảm bảo lượng máu cần cho não.

Điều hòa tâm trạng

Mẹ bầu nên tập yoga, thiền hoặc đi bộ nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, giảm stress, đồng thời ngăn ngừa huyết áp thấp.

Trên hết, mẹ cần hiểu lúc mang thai, cơ thể sẽ cực kỳ nhạy cảm, nên thuốc trị huyết áp thấp thường sẽ không được kê đơn. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn có thể tránh khỏi nếu mẹ bầu duy trì lối sống lành mạnh trong suốt thai kỳ.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mingboong