Mẹ bầu dư đạm hay thừa protein trong thai kỳ sẽ có các biểu hiện như khát nước thường xuyên, tăng cân một cách bất thường và hơi thở có mùi hôi.
Hiện tượng mẹ bầu dư đạm là như thế nào?
Dư đạm trong thai kỳ là tình trạng thừa protein. Tình trạng này có thể gây nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe của mẹ bầu như đau khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh gout, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, làm thiếu hụt canxi và vitamin D có thể gây mắc bệnh đa xơ cứng khi cao tuổi, …
Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng dưa đạm ở mẹ bầu bao gồm:
– Tình trạng khát nước: Ăn nhiều đạm khiến thận phải làm việc nhiều hơn để thải bớt, lượng nước tiểu nhiều hơn. Vì vậy mẹ bầu cũng sẽ thường xuyên cảm thấy khát hơn.
– Rối loạn tiêu hóa: Mẹ bầu ăn quá nhiều đạm đồng nghĩa với việc chế độ ăn thường ít hoặc không có chất xơ, gây rối loạn tiêu hóa như táo bón, cảm giác trướng bụng, co thắt ruột,…
– Một số người rơi vào tình trạng trầm cảm và lo lắng.
– Mẹ bầu bị tăng cân nhanh một cách bất thường.
– Khi hơi thở có mùi thì mẹ bầu nên cẩn thận vì đây cũng là một trong những dấu hiệu của người bị dư đạm.
Cách xử lý khi phụ nữ mang thai bị dư đạm
Khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, nhu cầu dinh dưỡng của các mẹ bầu thường có xu hướng tăng lên.
Lúc này, lượng ăn của mẹ cần tăng nhiều hơn so với 3 tháng đầu. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc mẹ bầu phải ăn cho 2 người và ăn với khẩu phần dư thừa quá mức. Bởi điều này có thể gây ra tình trạng mẹ bầu dư đạm trong thai kỳ.
Với các mẹ đang gặp phải dấu hiệu dư đạm như nói trên, điều cần thiết chính là mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống một cách cân bằng nhất có thể.
Nhu cầu protein cho phụ nữ mang thai có thể dao động từ ít nhất là 40 gram đến 70 gram mỗi ngày, tùy thuộc vào cân nặng của mẹ bầu (1g protein cho mỗi kg cân nặng của mẹ bầu).
Tuy nhiên, mẹ không cần phải tính toán chính xác lượng protein cho mỗi ngày. Thay vào đó, hãy ước lượng mức trung bình trong suốt một vài ngày hoặc một tuần.
Bí quyết ăn uống giúp mẹ phòng tránh hiện tượng thừa protein khi mang thai
Tình trạng dư đạm có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Mẹ bầu không những không nhận được lợi ích từ protein mà ngược lại, điều này có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi do thừa protein.
Để phòng tránh dư đạm khi mang thai, mẹ bầu cần hết sức lưu ý những vấn đề sau:
– Không ăn quá lượng đạm trên mức cần thiết, phụ nữ mang thai chỉ nên tiêu thụ 70g chất đạm mỗi ngày hoặc dựa trên số cân nặng của mẹ.
– Mẹ bầu nên kết hợp giữa nguồn đạm động vật và thực vật.
– Tăng cường ăn rau xanh và các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày.
– Duy trì chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thay vì chỉ ăn mỗi thực phẩm giàu đạm.
– Với những mẹ bầu có vấn đề về tiêu hóa, thận, … thì cần chú ý đặc biệt tới lượng đạm nạp vào cơ thể của mình trong thời gian mang thai.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được bí quyết cân bằng dinh dưỡng trong thai kỳ và cách xử lý khi mẹ bầu dư đạm rồi nhé.
Xem thêm
- Có thai nên ăn gì thì tốt? 5 nhóm thực phẩm bổ dưỡng để mẹ bầu khỏe con thông minh
- Bà bầu thiếu máu gây ảnh hưởng gì đến thai kỳ? Làm sao để khắc phục?
- Bổ sung canxi cho mẹ bầu – 10 thắc mắc phổ biến nhất dành cho mẹ
- Bổ sung vitamin C cho mẹ bầu như thế nào để thai kỳ khỏe mạnh?