Mẹ bầu dễ khóc khi mang thai – Những thay đổi thất thường này liệu có ảnh hưởng đến thai nhi?

Cảm xúc lên xuống thất thường, vừa vui xong lại ngồi thẫn thờ vì những chuyện không đâu, thậm chí không vì lý do gì nhưng mẹ bầu khóc nhiều và dễ khóc một cách bất bình thường. Đâu là nguyên nhân của hiện tượng này?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu khóc nhiều, cảm xúc lên xuống thất thường đôi khi chỉ vì những điều vô cùng nhỏ nhặt và tưởng chừng rất đỗi bình thường. Hầu hết phụ nữ mang thai đều phải trải qua giai đoạn khó chịu này trong suốt cả thai kỳ. Liệu những thay đổi thất thường như vậy về tâm trạng liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ?

Nội dung bài viết:

  • Vì sao bà bầu dễ khóc?
  • Mẹ bầu khóc nhiều có phải là hiện tượng bình thường?
  • Bà bầu dễ khóc có ảnh hưởng đến thai nhi?
  • Mẹ nên làm gì để đương đầu với tình trạng này?

Vì sao mẹ bầu khóc nhiều khi đang ở trong thai kỳ?

Chuyện mẹ bầu dễ khóc là một trong những hiện tượng vô cùng phổ biến khi đang mang bầu em bé. Hầu hết các mẹ đều đã từng trải qua những giây phút như vậy. Theo một điều tra về “Điều gì có thể làm mẹ bầu dễ khóc nhất”, đây là 15 lý do phổ biến nhất mà các mẹ đã chia sẻ:

  1. Lần đầu thấy con đạp
  2. Đi khám thai và được siêu âm lần đầu tiên
  3. Sau khi biết giới tính của em bé trong bụng mẹ
  4. Lần đầu tiên được nghe thấy tiếng tim con đập mạnh mẽ qua máy siêu âm
  5. Chảy nước mắt sững sờ khi thấy đầu ti đen sì một cách đáng sợ
  6. Bị hỏi han rằng “Có bầu thật á? Sao bụng bé tí vậy?”
  7. Thấy bụng rạn chằng chịt
  8. Những chiếc váy yêu thích trước đây đã không thể nào ních vừa được nữa
  9. Nôn ọe nhiều đến mức phát khóc
  10. Được cho đúng thứ mình thích như món ăn đang thèm hay một món quà của bé sơ sinh…
  11. Chồng quên mua đồ mà vợ đã nhờ, đặc biệt là đồ ăn
  12. Lỡ ăn phải thứ mà mình nghĩ là không tốt cho thai nhi như cà phê…
  13. Thấy chồng mua quà tặng hay nói một vài câu nịnh mẹ bầu. Thế là cũng nước mắt ngân ngấn
  14. Thấy hình ảnh hay chuyện liên quan đến trẻ cũng có thể chảy nước mắt
  15. Được thông báo là con không có gì bất thường như mẹ bầu suy diễn.

Mẹ bầu bật khóc khi bác sĩ thông báo bé yêu vẫn bình thường (Nguồn ảnh: iStock)

Bạn có thể chưa biết:

Con phải chịu ảnh hưởng như thế nào nếu mẹ bầu khóc nhiều trong 3 tháng cuối?

Nguyên nhân thật sự khiến mẹ bầu khóc nhiều, tâm trạng thất thường

Ngoại trừ các yếu tố bên ngoài như đã nói trên, những thay đổi về mặt thể chất khi có bầu là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất thường trong tâm trạng mẹ bầu như vậy.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kể từ giây phút phôi thai được cấy vào tử cung, nhau thai được hình thành sẽ tiết ra các hormone cần thiết cho quá trình mang thai. Trong đó hormone Estrogen và Progesterone tăng lên, gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh thực hiện nhiệm vụ kiểm soát cảm xúc. Do đó mà mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết.

Nhưng mẹ bầu hãy yên tâm. Những thất thường này sẽ chủ yếu diễn ra vào giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Sau đó hiện tượng này sẽ giảm dần. Tuy vậy vào tháng cuối của thai kỳ, có thể hiện tượng này sẽ lại xuất hiện do cơ thể mẹ cần điều chỉnh để chuẩn bị cho quá trình chào đời của con yêu.

Bạn có thể chưa biết:

Thai nhi có thể gặp những rủi ro gì khi mẹ bầu hay khóc?

Tâm trạng nhạy cảm, lên xuống thất thường của mẹ bầu có phải là điều hết sức bình thường?

Việc mẹ bầu dễ tủi thân, hay khóc hay tâm trạng thay đổi chóng mặt hơn cả thời tiết được xem là điều hoàn toàn bình thường. Hầu hết phụ nữ mang thai đều phải trải qua giai đoạn khó chịu này trong suốt cả thai kỳ.

Mẹ bầu không những hồi hộp hay lo lắng về em bé trong bụng mà còn lo lắng cả những điều khác như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Sợ mình không biết chăm sóc, nuôi dạy con
  • Lo lắng về các chi phí sẽ nảy sinh trong quá trình nuôi con
  • Băn khoăn, sợ hãi về tình trạng sức khỏe của thai nhi
  • Căng thẳng từ công việc.

Đây là những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và tinh thần của mẹ bầu. Do đó, khiến cho các mẹ căng thẳng hơn so với trước khi mang thai.

Mặc dù những thay đổi chóng mặt về cảm xúc là 1 phần bình thường và hoàn toàn có thể lý giải được của thai kỳ, tuy nhiên mẹ bầu khóc nhiều cũng là 1 triệu chứng của bệnh trầm cảm. Nếu mẹ phát hiện mình có thêm các dấu hiệu sau đây, đồng thời các biểu hiện kéo dài từ 2 tuần trở lên thì mẹ nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Mất cảm giác ngon miệng, không thiết tha với chuyện ăn uống
  • Khó tập trung
  • Ngủ quá ít hoặc quá nhiều
  • Có cảm giác tội lỗi thường trực
  • Có ý nghĩ làm hại bản thân hoặc người khác
  • Không muốn làm bất cứ việc gì…

Mẹ bầu dễ khóc sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và thể trạng (Nguồn ảnh: iStock)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Liệu tâm trạng thất thường này của mẹ bầu có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi?

Nhìn chung đây không phải là điều có hại đối với sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Tuy vậy, một khi sự thay đổi thất thường về cảm xúc của mẹ trở thành các cơn căng thẳng nghiêm trọng thì vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng như:

  • Mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, dễ đau đầu và buồn nôn nhiều hơn
  • Căng thẳng quá mức còn có thể khiến mẹ sinh non và dễ bị tăng huyết áp. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình lớn lên của thai nhi
  • Mẹ hay khó chịu, nóng giận cũng góp phần vào tính cách của bé sau khi ra đời. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các trẻ sinh ra từ những người mẹ này thường khó nuôi, cáu kỉnh và ít hòa đồng với người khác.

ThS. BS. Lê Võ Minh Hương, P. Công tác xã hội Bệnh viện Từ dũ cụ thể hóa những tác hại nếu mẹ bầu hay tiêu cực trong thai kỳ:

  • Thai nhi có thể nhận các tín hiệu stress từ mẹ: Những thay đổi tiêu cực trong tâm lý mẹ bầu sẽ gia tăng các stress hormone. Các hormone không tốt này sẽ truyền qua nhau thai vào trong máu thai nhi khiến chúng gặp phải những căng thẳng tương tự. Về lâu dài tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ của thai nhi.
  • Thai nhi có thể bị chậm tăng trưởng (suy dinh dưỡng) trong tử cung: Mẹ bầu tiêu cực sẽ khiến dòng máu nuôi thai bị giảm gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Làm tăng nguy cơ viêm âm đạo trong thai kỳ: Khiến hệ vi sinh vật của cơ thể, trong đó có hệ vi sinh vật âm đạo thay đổi, mẹ có thể dễ bị viêm âm đạo do vi khuẩn và nấm hơn và có thể lây truyền dọc cho thai ở thời điểm chuyển dạ.

Vậy mẹ nên làm gì để giảm thiểu những cơn thất thường tâm trạng này?

Hiểu rõ về sự thay đổi cơ thể mình trong quá trình mang thai sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ dàng hơn với những cảm xúc thất thường này. Mẹ hãy chấp nhận và để nó đến một cách tự nhiên. Khi khó chịu, giận dữ, muốn khóc, mẹ cứ giải tỏa ra bằng cách nói chuyện với người thân, bạn bè.

Hãy chia sẻ với chồng và dành thời gian cùng nhau để thoát khỏi những căng thẳng trong thai kỳ mẹ nhé (Nguồn ảnh: iStock)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thêm vào đó, mẹ đừng quên làm những điều này để giảm thiểu sự nhạy cảm về cảm xúc như:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn thật nhiều
  • Đừng quên chợp mắt vào buổi trưa
  • Chọn ăn các thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng
  • Nghe nhạc cùng con yêu những phút rảnh rỗi
  • Hãy ra ngoài đi dạo, hít thở không khí trong lành
  • Mát xa và ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ buổi tối
  • Suy nghĩ tích cực và hãy bỏ qua những điều không cần thiết.

Giờ thì mẹ đã hiểu hơn về chuyện tại sao mẹ bầu khóc nhiều, mang bầu dễ khóc và hay thất thường nắng mưa như vậy. Chúc các mẹ luôn luôn thư giãn, vui vẻ và cảm thấy trân trọng những giây phút mang thai tuyệt vời này.

Nguồn thông tin: Mẹ bầu đừng buồn và giận dữ khi mang thai vì em bé sẽ chịu những hậu quả không ngờ – Bệnh viện Từ Dũ

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương