Mẹ bầu có được ăn wasabi không? Câu trả lời là mẹ bầu có thể ăn mù tạt trong suốt thời kỳ mang thai nhưng với liều lượng nhất định. Không nên ăn quá nhiều
- Mẹ bầu có được ăn wasabi không?
- Nguồn gốc thiên nhiên của mù tạt
- Tác dụng tuyệt vời của mù tạt hay wasabi
- Vậy mẹ bầu có được ăn wasabi không?
Mù tạt xanh hay còn gọi là wasabi, được là từ cây thuộc họ cải từ Nhật Bản. Loại cây này sống ở thung lũng, dọc các dòng suối nước nóng và nơi có khí hậu ôn hòa. Mặc dù hương vị hơi khó ăn nhưng mù tạt rất tốt cho sức khỏe, nhiều thành phần của cây mù tạt như: hạt mù tạt, lá cây, thân cây,… đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Mù tạt có nhiều dưỡng chất tốt cho việc trao đổi chất, ngăn ngừa tích lũy mỡ thừa. Vì thế có thể giúp nà bầu điều chỉnh cân nặng hiệu quả, tránh tình trạng tăng cân mất kiểm soát trong thai kỳ.
Mẹ bầu có được ăn wasabi không?
Wasabi là gì? Mù tạt hay wasabi, là món ăn kèm không thể thiếu khi ăn hải sản sống, sushi, sashimi. Câu hỏi đặt ra: liệu hiệu ứng cay, mẹ bầu có được ăn wasabi không?
Mẹ có thể quan tâm:
Thức ăn mẹ bầu nên tránh trong thai kỳ cho thai nhi phát triển khoẻ mạnh
Mù tạt xanh hay Wasabi, là món ăn kèm không thể thiếu khi ăn hải sản sống, sushi, sashimi….Mù tạt tạo hiệu ứng hơi sộc mũi và tê lưỡi khi ăn. Câu hỏi đặt ra: liệu hiệu ứng cay, sộc mũi này có hại cho mẹ bầu?
Cùng tìm hiểu mù tạt tốt hay không tốt cho sức khỏe mẹ bầu?
Nguồn gốc thiên nhiên của mù tạt
Mù tạt xanh- hay loại sốt màu xanh chúng ta hay quen gọi là wasabi, làm từ lá cây thuộc họ cải từ Nhật Bản. Cây sống ở thung lũng, dọc các dòng suối nước nóng và nơi có khí hậu ôn hòa. Mù tạt rất tốt cho sức khỏe, nhiều thành phần của cây như hạt mù tạt, lá cây, thân cây, thậm chí dầu mù tạt có thể làm thuốc chữa bệnh.
Tác dụng tuyệt vời của mù tạt hay wasabi
Tác dụng của wasabi – Mù tạt là thành phần của nhiều thuốc chữa bệnh. Các thành phần của cây như hạt, lá, thân cây đến dầu mù tạt đều có những thành phần chữa bệnh, tăng cường hệ miễn dịch và kích thích tiêu hóa.
Mù tạt chứa magnesium và selen chống viêm, cảm lạnh và có khả năng làm ấm cơ thể, chống cảm cúm trong tiết trời lạnh, ẩm ướt.
Đối với người mắc bệnh đường hô hấp, mù tạt còn giúp giảm tức ngực, hen suyễn hay chảy nước mũi khi bị cúm.
Tài liệu khoa học còn cho biết mù tạt chứa carotenes, zeaxanthins và lutein, vitamin A, C, K, giúp chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra mù tạt còn có thành phần chống viêm khớp, thấp khớp.
Về mặt tiêu hóa, mù tạt chống ung thư dạ dày, kích thích tiêu hóa và giảm táo bón!
Mẹ có thể quan tâm:
Những thức ăn tốt cho bà bầu: 6 thực phẩm mẹ không thể bỏ lỡ
Bà bầu có nên ăn nhãn không? Tác hại nếu bà bầu ăn nhãn quá nhiều là gì?
Ăn mù tạt còn có thể giảm cholesterol và tiết ra chất nhầy giúp hệ tiêu hóa tốt hơn.
Vậy mẹ bầu có được ăn wasabi không?
Rất nhiều người nghiện món sốt này nhưng lo lắng, liệu hiệu ứng sộc cay mũi của mù tạt có ảnh hưởng đến thai nhi bên trong không?
Bà bầu ăn mù tạt được không? Câu trả lời là mẹ bầu có thể ăn mù tạt trong suốt thời kỳ mang thai nhưng với liều lượng nhất định. Không nên ăn quá nhiều hoặc dùng mù tạt như loại thực phẩm để tạo cảm giác thèm ăn! Càng không nên nghiện món này, dù mẹ bầu có thể sẽ không kiềm chế nổi cảm giác thích thú khi mù tạt làm tê lưỡi và sộc lên mũi!
Tuy vậy nhưng việc ăn mù tạt với cá sống hoặc hải sản sống là điều mẹ bầu cần tránh! Thực phẩm tươi sống có thể không đảm bảo về vệ sinh thực phẩm và gây tiêu chảy cho mẹ bầu.
Xem thêm:
- Các loại rau quả làm tăng nguy cơ sảy thai
- 8 thực phẩm cần thiết cho mẹ bầu khoẻ mạnh
- Chán ăn khi mang thai – 7 giải pháp hiệu quả dành cho mẹ bầu