Mẹ bầu ăn lựu có tốt không? Khám phá những tác dụng tuyệt vời của lựu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu ăn lựu có tốt không là thắc mắc của các mẹ bầu trong thai kỳ. Trái lựu được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ, nhưng liệu có phù hợp cho mẹ bầu? Nếu bạn muốn biết câu trả lời, hãy đọc bài viết này nhé.

Đôi điều về quả lựu

Lựu (thạch lựu) tên khoa học là Punica granatum Lcó nguồn gốc bản địa Tây Nam Á. Lựu là loài cây sống lâu năm, với các đặc điểm hình dáng bên ngoài như: hoa có màu đỏ tươi, thường mọc đơn hoặc tụm thành cụm, quả mọng hình cầu, có vỏ dày, khi chín màu vàng, đỏ.

Thời gian tốt nhất để mua lựu là vào khoảng tháng Tư đến tháng Tám.

Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz) quả lựu cụ thể như sau:

  • Năng lượng 285 kJ (68 kcal)
  • Cacbohydrat17.17 g
  • Đường 16.57 g
  • Chất xơ thực phẩm 0.6 g
  • Vitamin Thiamine (B1) (3%) 0.030 mg
  • Riboflavin (B2) (5%) 0.063 mg
  • Niacin (B3) (2%) 0.300 mg
  • Pantothenic acid (B5) (12%) 0.596 mg
  • Vitamin B6 (8%) 0.105 mg
  • Chất đạm 0.95 g
  • Folate (B9) (2%) 6 μg
  • Vitamin C (7%) 6.1 mg
  • Canxi (0%) 3 mg
  • Sắt (2%) 0.30 mg
  • Chất béo 0.3 g
  • Magiê (1%) 3 mg
  • Phốt pho (1%) 8 mg
  • Kali (6%) 259 mg
  • Kẽm (1%) 0.12 mg

Mẹ bầu ăn lựu có tốt không?

Theo các chuyên gia thì quả lựu, đặc biệt là nước ép quả lựu rất tốt cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển trí não của thai nhi. Quả lựu chứa hàm lượng cao polyphenol có khả năng chống lão hóa và bảo vệ thần kinh cho bé khi sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các tác dụng của quả lựa cho mẹ bầu có thể kể đến như:

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch do chứa nhiều vitamin C. Hệ miễn dịch tốt giúp mẹ có sức khoẻ tốt chăm sóc cho bản thân và thai nhi trong bụng.
  • Chất chống oxy hóa có tác dụng giúp làn da sáng mịn hơn, đồng thời ngăn ngừa những vết rạn xấu xí xuất hiện ở bụng hay tay chân. Hơn nữa, chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ biến chứng về não bộ của thai nhi. Chúng có vai trò sửa chữa bất kỳ thiệt hại nào của các gốc tự do cho đến các tế bào của nhau thai.
  • Cải thiện mật độ xương của mẹ bầu mà rất tốt cho sự hình thành hệ xương của thai nhi vì giàu vitamin K.
  • Bổ sung chất xơ giúp phòng ngừa táo bón.
  • Hạn chế sự phát triển của bệnh tim mạch. Ăn lựu sẽ làm giảm nguy cơ đau tim và làm giảm mức cholesterol xấu trong máu.
  • Giàu vitamin tổng hợp tự nhiên và chất chống oxy hóa giúp mẹ và bé khỏi nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
  • Giúp bạn tăng nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai. Giảm thiểu nguy cơ sinh non do thiếu máu.
  • Bổ sung folate giúp sẽ giữ cho em bé được an toàn và được bảo vệ chống lại các dị tật bẩm sinh khác nhau, bao gồm khiếm khuyết ống thần kinh. 

Gợi ý các cách để mẹ bầu ăn lựu

  • Cắt trái lựu làm đôi, tách hạt ra khỏi vỏ, dùng muỗng lớn ép hạt lựu ra nước. Phần nước ép này mẹ bầu có thể ăn kèm sữa chua, hoặc uống kèm các loại sinh tố khác.
  • Rắc hạt lựu lên salad để món khai vị hoặc tráng miệng của bạn thêm dưỡng chất.
  • Có thể sử dụng nước ép lựu trộn chung với nước sốt nướng thịt cũng rất ngon.

Lưu ý:

  • Mua lựu tại cửa hàng có nguồn gốc rõ ràng.
  • Chiết xuất từ vỏ lựu có thể gây co thắt dẫn đến chuyển dạ sớm.
  • Nước ép từ quả lựu có hàm lượng calo cao. Do đó mẹ bầu nên uống với lượng vừa phải.

Các mẹ bầu nào nên hạn chế ăn lựu

  • Mẹ đang bị bệnh viêm dạ dày.
  • Sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng. Nếu vẫn muốn thưởng thức loại quả này, sau khi ăn bạn phải đánh răng ngay lập tức. 
  • Đang bị đái tháo đường, vì lựu có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng không phải là loại quả lý tưởng để ăn thường xuyên.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu