Mang thai bé thứ 2 sẽ có một số khác biệt so với lần đầu do mẹ vừa phải chăm sóc bé lớn nhưng vẫn cần đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Mang thai bé thứ 2 mẹ có cần tiêm vắc xin không?
Lịch tiêm phòng và các mũi tiêm phòng cho bà bầu lần 2 phụ thuộc vào trước đây bạn đã tiêm hay chưa và cách nay đã bao lâu.
Khi mang thai lần thứ 2, bà bầu cần chú ý việc tiêm nhắc các loại vắc xin mà chỉ có hiệu lực trong vài năm. Ví dụ như nếu lần mang thai sau cách lần mang thai đầu 5 năm, mẹ bầu nên làm xét nghiệm kiểm tra kháng thể để tiêm nhắc các loại vắc xin như vắc xin ngừa viêm gan B, Rubella… nếu lượng kháng thể xuống thấp dưới mức bảo vệ. Đối với vắc xin ngừa cúm, Bộ Y tế khuyến cáo nên tiêm hằng năm.
Cụ thể là:
- Nếu là mang thai lần đầu và chưa tiêm uốn ván trong vòng 5 năm gần nhất, thai phụ cần tiêm mũi đầu tiên trong 3 tháng giữa của thai kỳ và mũi thứ 2 tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.
- Nếu là mang thai lần 2 hoặc những lần sau mà trong vòng 5 năm chưa tiêm nhắc vắc xin uốn ván, thai phụ cần tiêm một mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ.
- Nếu thai phụ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.
- Nếu thai phụ đã được tiêm phòng 3 – 4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
- Nếu thai phụ đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiêm bổ sung khi mang thai lần sau. Vì sau 5 mũi thì khả năng bảo vệ là trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã tiêm trên 10 năm thì các mẹ nên tiêm nhắc lại 1 mũi.
Mang thai bé thứ 2 có cần tẩm bổ nhiều như lúc mang thai lần đầu?
Dù bạn mang thai lần thứ bao nhiêu thì dinh dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Dù sinh bé thứ nhất khỏe mạnh thì đến bé 2, mẹ bầu vẫn cần tiếp tục một chế độ ăn uống tốt nhất, nhằm đảo bảo cung cấp đầy các chất cần thiết chho sự phát triển của thai nhi lần 2 này.
Chính vì vậy, mẹ cần ghi nhớ các nguyên tắc sau:
- Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai cần đẩy đủ 4 nhóm chất thiết yếu là bột đường, đạm, chất béo và các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.
- Bổ sung acid folic giúp phòng tránh các dị tật ống thần kinh cho thai nhi bằng viên uống bổ sung và các thực phẩm như bông cải xanh, rau chân vịt, sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc thô, quả bơ…
- Mẹ bầu cần 1.200 miligam canxi mỗi ngày. Các thực phẩm giàu canxi gồm: sữa, bông cải xanh, cải xoăn, nước ép trái cây, ngũ cốc…
- Protein cần thiết cho sự phát triển các mô và cơ quan của em bé, đặc biệt là bộ não. Thịt nạc, thịt gia cầm, cá và trứng là những nguồn cung cấp protein tuyệt vời.
- Mẹ bầu cần cung cấp 1000 mg sắt/ngày để tăng lượng máu của mẹ, cung cấp đủ máu cho thai nhi và bù lại lượng máu mất lúc sinh.
- Mang thai lần 2 mẹ nên bổ sung các thực phẩm như cá hồi, sữa, nước cam… để tăng cường vitamin D cho chính bản thân và hỗ trợ cho sự phát triển xương của thai nhi.
Bầu lần hai khác gì lần đầu không?
Sinh con lần thứ 2, người mẹ có những sự khác biệt so với sinh con lần đầu tiên cả về sức khỏe và tinh thần. Mẹ hãy cùng xem những điểm khác nhau đó là gì nhé:
- Mệt mỏi hơn do không còn nhiều thời gian để chăm sóc bản thân nữa mà vừa phải chăm lo cho con lớn, vừa phải trải qua thai kỳ một cách bình thường.
- Tăng cân nhanh hơn, sớm hơn nên cần ăn uống dinh dưỡng và đủ chất thay vì ăn nhiều.
- Vòng bụng lớn, bụng bầu thấp hơn nguyên nhân do sinh nở lần 1 chưa co lại hoàn toàn khiến cho thành bụng không thể nâng đỡ được tử cung tốt như khi mang thai lần đầu.
Vì những lý do trên mà để việc mang thai lần 2 thuận lợi hơn đó là mẹ hãy lên một danh sách các việc cần làm ngay từ đầu thai kỳ để tránh mệt mỏi vừa phải chăm con vừa phải vất vả trải qua thai kỳ nhất là thời kỳ ốm nghén.
Xem thêm:
- Mang thai lần 2, mẹ bầu nên lưu ý các dấu hiệu đau vết mổ cũ kẻo nguy hiểm
- Tiêm phòng trước khi mang thai lần 2, mẹ cần lưu ý những gì?
- Mẹ có biết mang thai lần 2 khác gì lần đầu?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!