Mẹ nên làm gì để vực dậy sau khi mất con do sảy thai lưu thai?

Sảy thai lưu thai là biến cố không bà mẹ nào mong muốn và không phải bà mẹ nào cũng biết cách để vượt qua nỗi đau và bước tiếp. Những lời khuyên sau khi sảy thai lúc này là vô cùng cần thiết cho mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lời khuyên sau khi sảy thai cho mẹ là gì? Muốn vượt qua nỗi đau mất con, trước tiên mẹ hãy ngừng đổ lỗi cho bản thân mình, có thể cho phép bản thân đau buồn nhưng đừng mãi chìm đắm trong đau khổ mà hãy bước tiếp…

Ước tính hiện nay mỗi năm có khoảng 2,6 triệu ca sảy thai lưu thai được ghi nhận. Dẫu vậy vì nhiều lý do việc nói chuyện về chủ đề này vẫn còn khá hạn chế. Dù khó khăn nhưng hãy chấp nhận sự thật và tham khảo 1 số lời khuyên sau khi sảy thai lưu thai dưới đây để tìm được cách nhanh chóng vượt qua nỗi đau này.

Nội dung bài viết:

  • Chị em nên hiểu được nguyên nhân gây mất thai
  • Điều gì xảy ra khi mẹ bị sảy thai?
  • Lời khuyên cho mẹ sau khi sảy thai

Hiểu được nguyên nhân gây ra mất thai là điều quan trọng đầu tiên chị em cần làm sau biến cố

Để có thể kiểm soát tâm lý sau khi mất con, việc đầu tiên mẹ nên làm là tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Thông thường sự cố mất con trong thai kỳ thường do sảy thai hoặc thai lưu. Người ta thường phân biệt sảy thai (miscarriage) là việc thai nhi chết đột ngột trước khi được 20 tuần tuổi còn thai lưu (stillbirth) thì tính từ khi 20 – 37 tuần tuổi.

Bạn có thể chưa biết:

Dấu hiệu sảy thai 7 tuần mẹ cần nắm rõ để tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ

Làm gì sau khi bị sảy thai tự nhiên để cơ thể chóng hồi phục?

Thai lưu có thể được chia thành lưu thai sớm hay muộn tùy thuộc vào thời điểm xảy ra trong thai kỳ:

  • Thai nhi được phát hiện không còn tim thai ở thời điểm từ 20 – 27 tuần thì gọi là lưu thai sớm
  • Từ tuần 28 – 36 gọi là lưu thai muộn
  • Tuần 37 trở đi: Gọi chung là thai chết non.

Nguyên nhân mất con có thể không được phát hiện sớm do không có triệu chứng cụ thể. Chỉ khi có các thay đổi thể chất như chảy máu, đau vùng kín thì thai phụ mới phát hiện ra mình có bất thường về sức khỏe.

1 cách khác để nhận ra sự cố là mẹ không còn cảm nhận được thai máy hay cử động của thai nhi. Dù sao thì nếu nhận biết được các dấu hiệu sức khỏe báo động, mẹ cần liên hệ với bác sĩ ngay để tìm hiểu nguyên nhân chính xác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đâu là những nguyên nhân phổ biến gây ra sảy thai lưu thai?

  • Biến cố trong thai kỳ và khi chuyển dạ: Chuyển dạ sớm, thai quá ngày dự sinh (hơn 42 tuần tuổi), mẹ mang đa thai, mang đa thai quá 42 tuần, mẹ bị tai nạn hoặc bị thương khi mang thai.
  • Các vấn đề về nhau thai: Nhau thai là đường cung cấp dưỡng chất và oxy thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi. Nếu nhau thai bị ảnh hưởng thì có thể dẫn đến viêm nhiễm/nhiễm trùng bào thai, tình trạng nặng sẽ dẫn đến mất con.
  • Dị tật thai nhi: Theo Viện Quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Phát triển con người, cứ 10 ca mất con thì có 1 ca do dị tật thai nhi. Các dạng dị tật thường gặp là dị tật cấu trúc, bất đồng nhóm máu, khuyết tật gen hoặc thai nhi bị hạn chế phát triển…
  • Cơ thể người mẹ bị nhiễm bệnh: Các bệnh như CMV, giang mai, nhiễm khuẩn do listeria, mụn rộp sinh dục, nhiễm ký sinh trùng toxoplasma… Thông thường dạng bệnh này xuất hiện ở các ca thai lưu trước 24 tuần tuổi.
  • Vấn đề về dây rốn: Dây rốn có chức năng liên kết cơ thể mẹ và bào thai thông qua nhau thai. Nếu dây rốn bị nhiễm trùng, thắt nút hoặc chèn ép thì rất dễ dẫn đến mất con.
  • Sức khỏe thai phụ: Thai phụ có các vấn đề về sức khỏe như tiền sản giật, huyết áp cao, bệnh tuyến giáp, béo phì, tiểu đường thì có nguy cơ cao bị sảy thai.

Những điều cần biết sau sảy thai lưu thai

Cơ thể phụ nữ cần thời gian từ 4 – 6 tháng để phục hồi sau biến cố này tùy thuộc vào thể trạng và nguyên nhân mất con. Nếu là sảy thai thì thai nhi có thể tự tống xuất ra ngoài mà không cần can thiệp trong trường hợp ở giai đoạn sớm. Mặt khác có nhiều trường hợp cần can thiệp phẫu thuật để giúp lấy thai và các mô ra ngoài.

Trong trường hợp thai chết non, nếu em bé mất ngay trước khi chuyển dạ, mẹ có thể được kê đơn thuốc uống để khởi phát chuyển dạ. Lựa chọn này an toàn hơn phẫu thuật lấy thai. Còn nếu chưa đến ngày chuyển dạ thì có thể thai phụ sẽ được chỉ định nghỉ ngơi vài ngày và dùng thuốc trước khi được khởi phát chuyển dạ (khoảng 48 giờ).

Bên cạnh những thay đổi của cơ thể để thích ứng với sự kiện đau lòng này, chị em và gia đình cũng cần chú ý đến vấn đề tâm lý. Sự quan tâm, sẻ chia và tình yêu thương của các thành viên chính là chìa khóa giúp thai phụ dần nguôi ngoai sau nỗi đau mất con.

Lời khuyên sau khi sảy thai lưu thai: Làm thế nào để nhanh chóng vượt qua những đau đớn về cả thể xác và tinh thần?

Thời điểm này là lúc tâm lý mẹ dễ bị tổn thương nhất. Mẹ sẽ trải qua vô vàn cung bậc cảm xúc: mất mát, giận dữ, buồn vã, nuối tiếc vì đã không làm được gì để ngăn chặn bi kịch. Dẫu sao xin mẹ hãy nhớ rằng lúc này mẹ không nên đổ lỗi cho bản thân hay thậm chí cảm thấy cần phải vượt qua.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Cách hỏi thăm người bị sảy thai, lắng nghe như thế nào để nỗi đau của họ được xoa dịu?

10 điều CẤM KỴ THAI KỲ để không “Hại mẹ, giết con” – và có một bộ phận chớ có đụng vào kẻo sảy thai!

Nhớ rằng đau buồn là chuyện hoàn toàn có thể hiểu được

Đáng lẽ ra đây là khoảng thời gian mẹ tận hưởng những tháng bầu bí cuối cùng của thai kỳ hoặc bế con yêu trong vòng tay. Mẹ cũng có thể đã mua sắm vài món đồ cần thiết cho bé và tưởng tượng về khuôn mặt của bé con. Không ai khác ngoài chính bản thân mẹ là người đau khổ nhất vì mất mát này vì thế mẹ có đau khổ, buồn bã hay tuyệt vọng thì cũng không sao cả. Thể hiện cảm xúc đôi khi lại là cách xoa dịu nỗi đau nhanh hơn.

Nhiều mẹ đã sớm quay trở lại với công việc và guồng quay hằng ngày để giúp nhanh chóng quên đi nỗi đau. Nhưng khi đêm xuống, khi mọi thứ xung quanh đã yên ắng, nỗi đau lại hiện hữu. Đáng lẽ ra giờ này mẹ đang được ôm bụng bầu tròn vo, vỗ về và trò chuyện cùng bé yêu hoặc tận hưởng giấc ngủ khi con yêu còn trong bụng.

Hãy tự cho bản thân quyền được đau khổ, được khóc. Trong nhiều trường hợp khóc cũng là cách để vượt qua biến cố và bước tiếp. Dẫu vậy mẹ cũng đừng quá chìm đắm trong khổ đau và tuyệt vọng mà quên đi rằng mình còn cả cuộc đời để bước tiếp, và còn những em bé trong tương lai đang chờ đợi mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đừng đổ lỗi cho bản thân

Mẹ nên làm gì sau sảy thai? Phản ứng thường gặp ở các mẹ bây giờ là cảm giác tội lỗi, luôn nghĩ rằng mình đã có thể làm điều gì đó khác hơn, mình đã có thể cẩn thận hơn hay đi bệnh viện sớm hơn. Sự thật là những điều đó đã không xảy ra, và nếu có xảy ra thì chưa chắc tình hình đã có thể thay đổi.

Dẫu vậy nếu bác sĩ cho biết chính xác nguyên nhân thì mẹ có thể hiểu về sự cố này rõ ràng hơn. Hãy nhờ bác sĩ cung cấp thông tin tình hình sức khỏe hiện tại và tư vấn để lần mang thai tiếp theo được an toàn. Những việc này dù không thể thay đổi hiện tại nhưng sẽ giúp ích được cho mẹ trong tương lai.

Hãy nghĩ về cha của em bé

Nhiều chị em chìm đắm trong cảm giác đau buồn mà quên mất rằng người chồng, người cha của em bé đáng lẽ sắp chào đời cũng sẽ có cảm giác tương tự, chỉ là không thể hiện ra mà thôi. Đừng bỏ qua người bạn đời lúc này, hãy kiên nhẫn và chia sẻ cảm xúc cùng nhau. Đừng bắt người ấy phải chịu đựng nỗi buồn của mình mà hãy cùng lắng nghe và tôn trọng đôi bên trong thời điểm khó khăn này.

Tưởng nhớ đến em bé theo cách của mẹ

Đặt tên cho sinh linh vừa qua đời là 1 cách để cả gia đình luôn nhớ về con. Những người xung quanh cũng sẽ thấy thoải mái hơn 1 chút khi nhắc đến con bằng 1 cái tên do ba mẹ đặt. Ba mẹ cũng có thể gọi con là “Thiên Thần” hay bất kỳ 1 cái tên nào mình có thể nghĩ ra.

1 vài ba mẹ sẽ tổ chức tang lễ cho thai nhi, trồng 1 cái cây hoặc làm từ thiện để tưởng nhớ sự ra đi của con. Hãy làm bất cứ việc gì để ba mẹ nhớ về em bé, về cảm giác trông ngóng chờ ngày con ra đời và những cảm giác mất mát mình đang phải trải qua.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sẵn sàng để quay lại với cuộc sống đời thường là lời khuyên sau khi sảy thai lưu thai cho mẹ

Sau sảy thai cần làm gì? Rõ ràng việc mọi thứ quay lại như bình thường là điều không thể, tuy nhiên mẹ cũng đến lúc phải đối mặt với sự thật này. Nếu cảm thấy không thoải mái khi mọi người đề cập đến nỗi đau mất con, mẹ hãy thẳng thắn trao đổi để mọi người hiểu và thông cảm. Mẹ cũng có thể nhờ người nhà cất dọn đồ đạc đã mua sắm cho bé nếu điều đó làm mẹ thêm đau buồn và nhớ đến em bé.

Cẩn thận với những dấu hiệu trầm cảm

Ngay cả những bà mẹ mang thai và sinh con bình thường cũng có thể mắc chứng trầm cảm. Những rối loạn tâm lý lại càng dễ gặp ở các mẹ mất con với mức độ nghiêm trọng hơn. Do đó mẹ nên tỉnh táo và phân biệt được cảm xúc đau buồn với trầm cảm.

Thường xuyên chán ăn, ăn không ngon miệng, thậm chí cố tự tử là dấu hiệu của trầm cảm. Khi có các dấu hiệu này chị em nên được người nhà can thiệp và đưa đến gặp chuyên gia tư vấn ngay lập tức.

Đừng bỏ quên sức khỏe của bản thân là lời khuyên sau khi sảy thai lưu thai mẹ cần nhớ

Duy trì sức khỏe thể chất lúc này là điều vô cùng quan trọng. 1 chế độ ăn uống cân bằng, cơ thể vận động nhẹ nhàng đều đặn sẽ giúp chị em nhanh phục hồi cũng như cân bằng nội tiết tố nhanh hơn.

Lên kế hoạch cho lần mang thai tiếp theo

Quyết định mang thai tiếp hay không là hoàn toàn ở phía mẹ và gia đình và nếu có, mẹ cũng đừng cho rằng làm thế tức là mẹ sẽ quên đi thai nhi vừa qua đời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trước khi quyết định mang thai trở lại, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe và sẵn sàng về tâm lý cho hành trình làm mẹ sắp tới. Hãy tiếp tục duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh đồng thời đảm bảo dành thời gian quan tâm đến người kia để cả 2 sẵn sàng khi đến thời điểm thích hợp.

Mẹ cần nhớ rằng phục hồi tinh thần sau khi mất con không phải là điều dễ dàng và 1 sớm 1 chiều. Trong thời điểm khó khăn này, ngoài nỗ lực của bản thân thì sự giúp đỡ của gia đình, người thân và bạn bè cũng như chuyên gia là vô cùng cần thiết để mẹ sớm vượt qua nỗi đau mất con và sẵn sàng bước tiếp

Dự án #Sidekicks – Trợ thủ đắc lực: Giúp các gia đình chào đón những em bé khỏe mạnh

Dự án Sidekicks do theAsianparent xây dựng nhằm mục tiêu giúp các gia đình giảm thiểu tỉ lệ chết lưu và sảy thai vốn rất thường xuyên xảy ra ở các nước Đông Nam Á bằng cách tuyên truyền nhận thức về việc ngủ nghiêng, đếm cú đạp để theo dõi hoạt động của thai nhi và nhiều hoạt động thiết thực khác.

Để biết thêm thông tin, vui lòng đăng nhập tại Dự án #Sidekicks.

Theo theAsianparent Singapore

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi