Lịch tiêm phòng cho bà bầu là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm. Vì tiêm phòng đúng cách và đúng thời gian không chỉ giúp phòng ngừa các bệnh đặc biệt mà còn giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Hãy cùng tìm hiểu lịch tiêm phòng cho bà bầu lần đầu và lần thứ hai khác nhau như thế nào để có sự chuẩn bị tốt nhất khi mang thai nhé!
- Tiêm phòng khi mang thai giúp đề phòng những bệnh nào?
- Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu
- Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần thứ hai
Tiêm phòng khi mang thai giúp đề phòng những bệnh nào?
Các chuyên gia cho biết, khi mang thai hệ miễn dịch của sản phụ sẽ hoạt động kém hơn bình thường, nên nguy cơ nhiễm bệnh của người mẹ sẽ rất cao. Do đó việc phụ nữ chủ động tiêm phòng trước khi mang thai và trong thai kỳ là điều cần thiết, nhằm tránh rủi ro cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt là phòng chống nguy cơ mắc các bệnh sau đây:
Bệnh sởi
Bệnh sởi tuy không lây lan trực tiếp đến thai nhi nhưng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu như mẹ bầu không điều trị kịp thời.
Trong trường hợp mẹ bầu đang mang thai nhưng mắc bệnh sởi và không điều trị tích cực sẽ gây ra hiện tượng suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến nguy cơ bội nhiễm rất cao và gây ra biến chứng như viêm phổi, viêm đường tiết niệu,… Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu oxy cung cấp đến thai nhi và làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sẩy thai và đặc biệt là trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ.
Bài viết liên quan:
Quai bị
Quai bị từ lâu đã là một căn bệnh đáng sợ đối với sức khỏe của mọi người. Đặc biệt đối với mẹ bầu thì bệnh quai bị sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra biến chứng cho thai nhi như sinh non, lưu thai và dị tật bẩm sinh. Thời điểm nhạy cảm nhất với căn bệnh này là vào tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 3.
Bệnh cúm
Cúm là một căn bệnh tương đối phổ biến đối với khí hậu Việt Nam. Bà bầu là đối tượng rất dễ bị lây nhiễm do suy giảm hệ miễn dịch khi mang thai. Nếu không tích cực chữa trị và bệnh tình ngày càng xấu đi thì sẽ dễ dàng để lại các vấn đề như viêm phổi và viêm tiết niệu. Các biến chứng sẽ tương tự bệnh sởi và vô cùng nguy hiểm.
Thủy đậu
Thủy đậu là một trong những căn bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền từ mẹ sang thai nhi và đặc biệt nhạy cảm trong 3 tháng đầu mang thai. Tuy tỷ lệ lây truyền không cao chỉ ở mức 0,4% nhưng nếu đã mắc bệnh nhưng không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng nguy hiểm cho thai nhi.
Đặc biệt, khi chào đời thì tỷ lệ lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con sẽ ở mức cao hơn khoảng 30 đến 50%. Do đó, mẹ bầu nên cân nhắc việc tiêm vắc xin ngừa thủy đậu để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu
Khi bắt đầu mang thai, mẹ bầu nên đến các bệnh viện viện phụ sản uy tín để tiến hành các xét nghiệm cần thiết để biết được mình đang có và đang thiếu những kháng thể gì để từ đó nhận được sự tư vấn chính xác nhất đến từ bác sĩ.
Trong số các xét nghiệm thì có một xét nghiệm kháng thể IgG tương đối quan trọng vì liên quan đến các bệnh như viêm gan B, rubella, sởi,… Đây đều là những căn bệnh có thể để lại di chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì thế, việc tiêm vắc xin là cơ hội tốt để mẹ bảo vệ sức khỏe của chính mình và của thai nhi.
Sau đây là lịch tiêm phòng dành cho mẹ lần đầu mang thai mẹ nên tham khảo:
Trước khi mang thai
Nếu đã xác định sắp tới mình sẽ mang thai trong thời gian gần thì chị em nên đến bệnh viện để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ về việc tiêm vắc xin. Vì có một số loại vắc xin sẽ có hiệu quả cao nhất khi tiêm trước khi mang thai như: Thủy đậu, cúm, sởi, quai bị, rubella, viêm gan B.
Bài viết liên quan:
Trong khi mang thai
Vì trước khi mang thai mẹ bầu đã xét nghiệm và tiêm hầu hết các vắc xin ngừa bệnh để tăng cường kháng thể phòng bệnh nên khi bắt đầu mang thai mẹ sẽ không cần thiết tiêm thêm vắc xin khác. Tuy nhiên, khi bắt đầu mang thai thì mẹ nên xét nghiệm kiểm tra và tiêm vắc xin uốn ván để phòng ngừa căn bệnh này.
Trong đó, lần đầu tiêm vắc xin sẽ vào giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ. Mũi vắc xin tiếp theo sẽ được tiêm sau tối thiểu 1 tháng kể từ ngày tiêm mũi đầu tiên. Đặc biệt lưu ý, mẹ bầu cần hoàn tất việc tiêm vắc xin uốn ván trước khi sinh ít nhất 1 tháng để vắc xin phát huy tác dụng tốt nhất.
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần thứ hai
Một số loại vắc xin mà mẹ bầu tiêm vào lần mang thai đầu tiên có hiệu lực ngắn nên khi mang thai lần tiếp theo thì mẹ bầu nên lưu ý. Khi mang thai lần thứ hai, mẹ bầu vẫn nên cần thực hiện các xét nghiệm về kháng thể như viêm gan B, rubella, sởi và cúm để đảm bảo lượng kháng thể có trong người do lần tiêm đầu tiên vẫn còn khả năng hoạt động và kháng bệnh hay đã xuống dưới mức phòng bệnh.
- Nếu mẹ bầu đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, go gà, uốn ván từ nhỏ rồi thì vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ nên tiêm lại một lần nữa để tối đa tác dụng của vắc xin.
- Trong lần mang thai đầu tiên nếu mẹ bầu đã tiêm ngừa uốn ván thì trong lần mang thai tiếp theo nên tiêm thêm một mũi để đảm bảo an toàn. Nếu như mẹ đã hoàn tất tiêm 5 mũi rồi thì sẽ không cần tiêm nữa.
Khi bắt đầu mang thai lần thứ hai thì việc tiêm ngừa sẽ tương đối đơn giản hơn lần đầu vì trong lần đầu mang thai thì đa phần mẹ đã hoàn tất hết tất cả các yêu cầu về tiêm chủng.
Tổng kết
Lịch tiêm ngừa dành cho mẹ bầu sẽ tương đối đơn giản, mẹ bầu chỉ cần đến các trung tâm tiêm chủng hoặc bệnh viện để bác sĩ tư vấn và tuân theo đúng lịch bác sĩ đề ra là sẽ hoàn tất quá trình tiêm chủng. Thông qua bài viết hy vọng các mẹ bầu có thêm kiến thức về việc tiêm chủng và từ đó bảo vệ được sức khỏe của bản thân mình và thai nhi nhé!
Xem thêm:
- Ai nên tiêm vacxin bạch hầu? Cần lưu ý gì khi tiêm để đảm bảo an toàn?
- Vắc xin 5 trong 1 gồm những bệnh gì, bé mấy tháng thì tiêm được?
- Có nên tiêm phòng viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh không?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!