Lịch khám thai 3 tháng cuối cực chuẩn cho mẹ bầu sẵn sàng đón con yêu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu cần tuân thủ chặt chẽ lịch khám thai 3 tháng cuối dưới đây để đảm bảo việc sinh nở được thuận lợi và an toàn nhất.

Việc khám thai đúng theo lịch trong 3 tháng cuối có vai trò rất quan trọng với mẹ và bé. Trong những lần khám này, bà bầu sẽ được hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Bác sĩ sẽ cung cấp kiến thức và cách xử lý các dấu hiệu bất thường. Nhờ đó giúp mẹ ngăn ngừa tối đa nguy cơ chuyển dạ sinh non.

Theo sát lịch khám thai 3 tháng cuối sẽ giúp bà bầu kiểm soát được sức khỏe mình và thai nhi

Thai phụ nên tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối

Các nghiên cứu cho thấy, những bà bầu tuân thủ lịch khám thai định kỳ có tỷ lệ thai nhi tử vong thấp hơn 5 lần. Tỉ lệ trẻ sinh ra cũng có cân nặng đúng chuẩn cao hơn. Với lịch khám thai 3 tháng cuối, bà bầu có thể nắm rõ tình hình sức khỏe của mình. Đây cũng là cách để bác sĩ đánh giá quá trình phát triển của thai nhi.

Khám thai lúc này, mẹ bầu sẽ được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ nêu ra những điều bạn cần tránh. Vì các kết quả xét nghiệm chỉ chính xác ở trong một khoảng thời gian nhất định. Cho nên trong 3 tháng cuối, bà bầu sẽ liên tục làm các xét nghiệm định kỳ. Đây cũng là biện pháp để bác sĩ sản khoa theo dõi sức khỏe cho mẹ và bé.

Chi tiết lịch khám thai 3 tháng cuối

3 tháng cuối thai kỳ là là giai đoạn quan trọng nhất với mẹ và bé. Vì thế nên số lần đi khám và khoảng cách các lần khám cũng nhiều và gần hơn.

Từ tuần thai thứ 28 đến 35, mẹ bầu khám thai mỗi 2 tuần 1 lần

Bác sĩ sẽ đo bề cao tử cung, đo vòng bụng nghe tim thai. Bác sĩ cũng sẽ thăm khám cổ tử cung để đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung. Việc thăm khám này nhằm kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm nếu có dọa sinh non.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu cũng sẽ được chỉ định siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai nhi. Siêu âm giúp xác định ngôi thai và hướng dẫn xoay ngôi thai. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ xem xét thai nhi có gì bất thường không. Lượng nước ối, vị trí bánh nhau, độ trưởng thành bánh nhau cũng được kiểm tra kỹ càng hơn. Các chỉ số sinh học khác như vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng cũng sẽ được kiểm tra. Nhờ đó, bác sĩ sẽ ước lượng cân nặng của thai nhi trong những lần khám này

Giai đoạn từ 28-32 tuần của thai kì, bà bầu sẽ được tiêm vắc-xin ngừa uốn ván. Mục đích của mũi tiêm này là để ngừa uốn ván rốn cho thai nhi. Mũi 1 cách mũi 2 một tháng, mũi 2 cách ngày sinh dự kiến ít nhất là một tháng.

Lưu ý: càng gần ngày sinh, thời gian khám càng lâu hơn

Ở giai đoạn này, bà bầu cũng sẽ được làm xét nghiệm nước tiểu. Mục đích của xét nghiệm nhằm phát hiện và điều trị những bệnh lý mẹ có thể mắc phải. Đơn cử như tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu - sinh dục... Từ tuần 35 trở đi, thời gian khám mỗi lần sẽ lâu hơn. Đó là do các bác sĩ phải đo biểu đồ tim thai và cơn gò.

Từ tuần thai thứ 36 đến 38, 1 tuần khám một lần

Bác sĩ sẽ đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai. Mẹ cũng được kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu sắp sinh. Bà bầu vẫn sẽ thực hiện xét nghiệm nước tiểu như từ tuần 28-36. Mục đích xét nghiệm vẫn là phát hiện và điều trị những bệnh lý. Tiêu biểu như tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu-sinh dục.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu thực hiện xét nghiệm nhằm kiểm tra có bị tiểu đường thai kì

Bà bầu vẫn sẽ được bác sĩ chỉ định siêu âm nhằm xác định ngôi thai. Từ đó bác sĩ sản khoa sẽ hướng dẫn xoay ngôi thai. Xác định vị trí nhau bám và độ trưởng thành của bánh nhau. Thông qua chỉ số sinh học của thai nhi khi siêu âm như vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng… sẽ ước lượng cân nặng của thai nhi.

Nếu trong thời gian mang thai, bà bầu chưa xét nghiệm máu tổng quát thì cũng bắt đầu từ tuần 37, bà bầu bắt buộc phải xét nghiệm máu. Xét nghiệm này giúp tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục như HIV, viêm gan B, giang mai… Bên cạnh đó bác sĩ còn thực hiện thêm xét nghiệm Non-Stress-Test (NST). Tuy nhiên, xét nghiệm này chỉ được thực hiện khi có chỉ định. Xét nghiệm NST nhằm kiểm tra sức khỏe và xem em bé có nhận đủ oxy hay không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi sau 39 tuần tuổi: 3 ngày khám 1 lần

Mục đích khám thai ở tuần 39 là tìm dấu hiệu chuyển dạ sinh. Bác sĩ sẽ cân nhắc khả năng thai phụ có thể sinh thường được hay không. Trong giai đoạn này, bác sĩ tiếp tục theo dõi thai phụ. Mục đích là xác định nên chờ chuyển dạ tự nhiên hay can thiệp chấm dứt thai kỳ.

Thai nhi đã xoay đầu, chuẩn bị chào đời

Các trình tự khám thai và các xét nghiệm tương tự như giai đoạn từ 36-39 tuần tuổi. Có khác là từ tuần 39, thai phụ sẽ được kiểm tra khung chậu. Biện pháp thực hiện là khám trong và chụp X-quang khung chậu. Siêu âm màu được thực hiện khi thai từ 40 tuần trở lên. Bước này nhằm kiểm tra nước ối và tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Hãy đi khám đủ và đúng lịch mẹ nhé

Một số vấn đề có thể xảy ra trong 3 tháng cuối như ngôi thai ngược, sinh non, tiền sản giật, thai nhi chậm tăng trưởng. Tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối giúp bà bầu kịp thời phát hiện những trường hợp bất lợi. Từ đó có những biện pháp xử trí thích hợp, đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Khi nào nên đi khám thai? Những mốc khám thai mẹ bầu cần biết!

Khám thai tuần 32 – Các chỉ số quan trọng của bé mẹ cần đặc biệt lưu tâm

Biến chứng thai kỳ các mẹ bầu cần theo dõi!

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Hòa Đặng