Lê chưng đường phèn trị ho có dùng được cho trẻ sơ sinh không?

Thời tiết thay đổi thất thường, trẻ sơ sinh lại có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công. Vào những ngày chuyển mùa, trẻ rất dễ bị ho và cảm lạnh. Tuy nhiên, trẻ nhỏ lại không nên sử dụng nhiều kháng sinh, vì vậy nhiều mẹ làm món lê chưng đường phèn cho con uống để tiêu đờm, giảm ho. Vậy lê chưng đường phèn có dùng được cho trẻ sơ sinh không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lê chưng đường phèn được xem là bài thuốc trị ho hiệu quả cho bé. Món lê chưng với đường phèn này có độ an toàn cao và ít gây kích ứng, không phát sinh tác dụng phụ hay gây ra hiện tượng “lờn thuốc” như thuốc Tây, vì vậy chúng phù hợp với cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người có cơ địa nhạy cảm.

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Công dụng của món lê chưng đường phèn
  • Lê chưng đường phèn có dùng được cho trẻ sơ sinh không?
  • Cách làm lê hấp đường phèn trị ho cho bé cực đơn giản
  • Cho bé sơ sinh dùng với liều lượng như thế nào?
  • Một số mẹo dân gian khác giúp trị ho cho trẻ sơ sinh
  • Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị ho đi khám bác sĩ?

Công dụng của món lê chưng đường phèn

Lê chưng đường phèn là một món ăn bổ dưỡng với nguyên liệu chỉ đơn giản là quả lê và một ít đường phèn đem chưng cất thành nước để uống. Cùng tìm hiểu xem 2 loại thực phẩm này khi kết hợp với nhau sẽ có công dụng gì nhé:

Quả lê

Lê còn có tên gọi khác là mật văn, ngọc nhũ và khoái quả, ăn vào có vị ngọt và hơi chua nhẹ ở đầu lưỡi. Không chỉ là loại trái cây thông thường, lê còn được xem là vị thuốc quý chữa trị nhiều loại bệnh nhờ thành phần dinh dưỡng dồi dào như canxi, phốt pho, chất xơ, axit amin, vitamin và một số chất chống oxy hóa,…

Công dụng phổ biến nhất của quả lê đó là trị ho, tiêu đờm, giảm đau rát cổ họng. Chính vì vậy, lê thường được dùng để chữa các chứng bệnh liên quan đến phế (phổi) như ho khan, ho gió và ho có đờm. Ngoài ra, ăn lê còn giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch vì trong lê chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa.

Có thể bạn chưa biết:

Đường phèn

Đường phèn được sản xuất bằng cách “rút” mật mía trong 12 giờ đồng hồ. Theo dân gian, đường phèn có vị ngọt thanh, tính mát, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết giúp tiêu đờm, thanh nhiệt và nhuận phế.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Từ xa xưa, dân gian ta đã dùng đường phèn kết hợp với các loại trái cây để tạo nên những bài thuốc dân gian chữa trị nhiều loại bệnh. Trong đó, lê kết hợp với đường phèn là món ăn vô cùng hiệu quả để cắt giảm cơn ho và làm dịu cơn đau họng do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Thay vì sử dụng các loại thuốc tây thì dùng món lê chưng đường phèn để trị ho vừa hiệu quả lại an toàn cho sức khỏe.

Lê chưng đường phèn có dùng được cho trẻ sơ sinh không?

Thời tiết thay đổi thất thường, trẻ sơ sinh lại có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công. Vào những ngày chuyển mùa, trẻ rất dễ bị ho và cảm lạnh. Tuy nhiên, trẻ nhỏ lại không nên sử dụng nhiều kháng sinh, vì vậy nhiều mẹ làm món lê chưng đường phèn cho con uống để tiêu đờm, giảm ho. Vậy lê chưng đường phèn có dùng được cho trẻ sơ sinh không?

Câu trả lời là hoàn toàn được. Món lê chưng với đường phèn này có độ an toàn cao và ít gây kích ứng, không phát sinh tác dụng phụ hay gây ra hiện tượng “lờn thuốc” như thuốc Tây, vì vậy chúng phù hợp với cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người có cơ địa nhạy cảm. Ngoài ra, món này có vị rất dễ uống nên trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể sử dụng được.

Cách làm lê chưng đường phèn trị ho cho bé cực đơn giản

Nguyên liệu:

  • Lê: 1 quả
  • Gừng: 1 nhánh nhỏ
  • Đường phèn vàng: 2 muỗng cafe (Nên sử dụng đường phèn vàng vì đây là loại đường phèn nguyên chất, không sử dụng chất tẩy trắng và không có chất phụ gia nên sẽ an toàn và hiệu quả hơn)
  • Muối hạt: 1/2 muỗng cafe
  • Mật ong hoặc chanh (Trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong mà chỉ nên dùng chanh)

Cách chưng lê trị ho cho bé:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Lê: Gọt vỏ, bỏ cuống, khoét lõi bỏ phần hạt rồi xắt miếng nhỏ vừa phải
  • Gừng: Gọt vỏ, cắt sợi nhỏ và nhuyễn
  • Rửa sạch tất cả rồi cho vào chén, đổ mật ong ngập phần lê trong chén
  • Chưng cách thủy trong 30 phút đến khi lê chín mềm và các nguyên liệu hòa tan (Nếu sợ đường phèn lâu tan, bạn có thể hòa đường phèn với 1 ít nước, khuấy cho tới khi đường tan hết rồi hãy cho vào tô để chưng cách thủy)

Cho bé sơ sinh dùng với liều lượng như thế nào?

Mẹ đã biết cách chưng lê với đường phèn để trị ho cho bé. Món này nên uống nước và ăn cả cái là hiệu quả nhất. Tuy nhiên bé sơ sinh chưa ăn được thì mẹ hãy cho bé dùng phần nước thôi. Liều lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào độ tuổi của bé:

  • Dưới 1 tuổi: Mỗi lần uống 3ml, ngày uống 2 – 3 lần
  • 2-3 tuổi: Mỗi lần uống 5ml, ngày uống 3 lần
  • 3-10 tuổi: Mỗi lần uống 10ml, ngày uống 2-3 lần

Sau 2-3 ngày sử dụng, bé sẽ giảm ho, giảm chảy nước mũi và sẽ khỏi hoàn toàn sau 3-4 ngày.

Khám phá thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số mẹo dân gian khác giúp trị ho cho trẻ sơ sinh

  1. Đu đủ chưng mật ong: Quả đu đủ chín mẹ gọt sạch vỏ rồi đem đun với mật ong, cho trẻ ăn ngày 2 – 3 lần giúp giảm ho hiệu quả, đặc biệt là ho có đờm.
  2. Lá húng chanh chưng quất và đường phèn: Lấy 1 nắm lá húng chanh (khoảng 15 – 16 lá) và quả quất ( 4 – 5 trái) cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó chưng hỗn hợp này cách thủy với đường phèn khoảng 20 phút. Cho trẻ uống ngày 2 – 3 lần đến khi hết ho
  3. Cam nướng: Chuẩn bị cam tươi, rửa sạch, ngâm muối rồi để ráo nước. Cho vào lò vi sóng nướng rồi nấu nước cam nướng cho trẻ uống.

Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị ho đi khám bác sĩ?

Mẹ có thể dùng lê hấp đường phèn trị ho cho bé sơ sinh nếu bệnh chỉ có triệu chứng nhẹ và không kéo dài, nhưng khi có các dấu hiệu sau đây, đừng chần chừ mà hãy đưa con đi khám càng sớm càng tốt:

Đối với trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên:

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao, có thể kèm co giật
  • Thở bất thường
  • Bị khụt khịt mũi ban đầu, về sau chuyển sang ho, ho nhiều
  • Chảy nhiều nước mũi, quấy khóc, bú kém

Đối với trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bỏ bú hoàn toàn hoặc bú kém hơn trước
  • Sốt cao liên tục hoặc hạ thân nhiệt đột ngột
  • Khò khè, khó thở, thở có tiếng rít
  • Nôn, trớ, nhìn bé mệt mỏi
  • Ho kéo dài, ho nhiều về đêm
  • Ho sổ mũi, hắt hơi
  • Thở rút lõm lồng ngực
  • Tím tái
  • Ngủ li bì, ngủ khó đánh thức

(Theo vinmec.com)

Hy vọng những bài thuốc trị ho từ dân gian vừa rồi có thể giúp trẻ nhanh khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc. Nếu thấy bệnh kéo dài không khỏi, mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy