Làm sao để biết bé đã bú cạn sữa là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm, nhất là những mẹ mới lần đầu lên chức và cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Thực tế các chuyên gia khuyên rằng mẹ đừng quá lo lắng bởi sữa mẹ được sản xuất liên tục, khó có thể cạn kiệt.
Nguyên tắc sản sinh sữa mẹ
Đa số các mẹ mới sinh xong đều có nỗi lo là sữa quá ít, không đủ cho con bú có thể làm bé không đủ nó hay thiếu chất. Nhưng các bác sĩ đều khẳng định sữa mẹ không giống như một bình nước mà có thể dễ dàng cạn được. Sữa được tạo ra theo nhu cầu của bé nên khi bé còn bú còn kích thích thì sữa mẹ còn được sản xuất liên tục. Cụ thể:
- Khi con bú ít, sữa còn dư trong bầu sữa liên tục thì cơ thể sẽ tiết chế lại, cho ra ít sữa hơn để thích hợp với nhu cầu của con. Một số trường hợp mẹ quá dồi dào sữa thì mới cần dùng máy hút bớt.
- Khi bé có nhu cầu bú tăng thì sẽ nút nhiều hơn, bú lâu hơn, cơ thể nhận tín hiệu và sản xuất nhiều sữa hơn.
Làm sao để biết bé đã bú cạn sữa?
Tuy không phải do bé bú cạn, nhưng cũng có trường hợp cơ thể mẹ sản xuất sữa không kịp nhu cầu của con do một số vấn đề hay bệnh lý nên con bú không đủ no. Khi này mẹ có thể nhận ra việc thiếu sữa thông qua một số dấu hiệu như:
- Bé chậm tăng cân. Đây là dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy con bú chưa đủ nhu cầu. Thông thường trẻ sơ sinh sẽ tăng cân theo tiêu chuẩn: Từ 0-3 tháng: bé sẽ tăng khoảng 100-200g/ tuần, từ 3-6 tháng: tăng 100-140g/tuần, 6-12 tháng: tăng khoảng 60-100g/tuần. Nếu con thiếu sữa sẽ có hiện tượng sụt cân hoặc không tăng như ý.
- Sữa tiết ra không tăng, bầu vú bị xẹp, không căng cứng chứng tỏ sữa mẹ đáng sản xuất rất chậm.
- Sau khi cho con bú mẹ không có cảm giác châm chít cũng là một dấu hiệu đáng chú ý có thể báo động việc thiếu sữa.
- Bé cắn núm vú, mẹ thấy đau đầu ngực và bụng. Khi bé bú cạn sữa mà cơ thể mẹ không sản xuất kịp thì con thường ngậm cắn để đòi thêm, mẹ có thể cảm nhận khá rõ rệt.
- Bé ít đi ngoài hơn bình thường cũng là một dấu hiệu chứng tỏ bé đang bú không đủ sữa theo nhu cầu thực tế.
Nguyên nhân mẹ thiếu sữa
Thiếu sữa có thể xảy ra vì hai lý do là: mẹ ít sữa do cơ thể có vấn đề hoặc bé bú kém, lười bú. Cụ thể:
Mẹ ít sữa do:
- Tuyến tạo sữa ở cơ thể mẹ không phát triển đầy đủ trong thời kỳ mang thai – điều này có thể xảy ra nếu vú mẹ không có đủ mô sản xuất sữa ( tuyến tạo sữa).
- Mất cân bằng nội tiết tố.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc mà mẹ bỉm sử dụng.
- Phụ nữ từng phẫu thuật, chẳng hạn như để nâng ngực hoặc thu nhỏ ngực, có thể gặp khó khăn trong việc sản xuất đủ sữa cho con. Một số mẹ hoàn toàn không thể sản xuất được ra sữa.
Bé bú kém hoặc lười bú do:
- Lịch trình bú không cố định và không được bú mẹ thường xuyên có thể làm con lười bú.
- Tư thế cho bú không đúng dẫn đến bé ngậm bắt vú không đúng cách, không bú được sữa.
- Ngày nay do công việc, một số bé bị tách khỏi mẹ quá sớm để nuôi bằng sữa công thức nên chán bú mẹ.
- Trẻ sinh non hay thiếu tháng cũng thường gặp khó khăn trong việc bú mẹ.
Cách tăng sữa mẹ
Bên cạnh việc tìm hiểu làm sao để biết bé đã bú cạn sữa, cách tốt nhất để đảm bảo con đủ no là tìm cách tăng lượng sữa sản xuất phù hợp với nhu cầu bé. Một số cách mẹ bỉm sữa có thể tham khảo để kích thích sữa nhiều hơn như:
- Cho bé bú thường xuyên và theo lịch trình đã chuẩn bị phù hợp với nhu cầu và giờ giacs sinh hoạt của con. Một số mẹ có tình trạng khi nào con khóc mới cho bú hay để bé ngủ đủ giấc mà qua cữ dẫn đến bú không đều đặn.
- Cho con bú đều 2 bầu vú, mỗi bên khoảng 15 phút hoặc đến khi con bú chậm lại hay ngừng hẳn.
- Tránh cho bé dùng sữa công thức hay bột ăn dặm quá sớm, nhất định không được cho bé ăn gia vị trước 1 tuổi, có thể làm con chán sữa mẹ.
- Hạn chế sử dụng núm vú giả.
- Thực hiện chế độ ăn đủ dinh dưỡng, chọn các món ăn gọi sữa về nhiều, đồng thời uống đủ nước và có chế độ nghỉ ngơi lành mạnh, ngủ đủ giấc, tinh thần thoải mái.
- Các mẹ có thể massage bầu vú đều đặn để tăng lượng sữa hơn.
- Nếu tình trạng không cải thiện thì nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Mẹ phải làm gì khi trẻ bỏ bú đột ngột?
- Người ngực nhỏ có đủ sữa cho con bú hay không?
- Mẹ đang cho con bú nên ăn gì để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!