Làm sao để bé đi học không khóc? Áp dụng ngay biện pháp này mẹ nhé!

Làm thế nào để trẻ đi học không khóc? Bạn nên bắt đầu bằng cách nói chuyện với giáo viên hoặc bảo mẫu tại trường của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm sao để bé đi học không khóc là băn khoăn của cha mẹ, nhất là sau kỳ nghỉ dịch Covid-19 quá dài này. Bé sẽ có những dấu hiệu uể oải khi đến trường, đặc biệt là còn khóc thét. Vậy làm sao để bé không khóc khi đi học lại?

Đọc bài này để biết:

  • Trẻ khóc đêm sau khi đi học là vì sao?
  • Dấu hiệu bé từ chối đi học
  • Nguyên nhân bé không muốn đi học
  • Làm sao để trẻ đi học không khóc

Trẻ khóc đêm sau khi đi học là vì sao?

Đối với các bé nhỏ, đi học tại trường mẫu giáo là bước thay đổi rất lớn. Hầu hết các bé sẽ lo lắng, sợ hãi khi đến một môi trường hoàn toàn mới.

Mẹ sẽ thấy con khóc lóc, ăn vạ trước khi đến trường hoặc sau khi ề nhà buổi chiều. Con thường bám riết cha mẹ hơn, mè nheo nhiều hơn để người lớn quan tâm hơn. Nếu bé đang ngủ và cứ khóc trong giai đoạn này, hãy xem đâu là nguyên nhân:

  • Không gian ngủ không thoải mái: Phòng ngủ có đảm bảo an toàn, ấm áp cho giấc ngủ của bé hay chưa? Có âm thanh hay ánh sáng nào khiến con khó ngủ không
  • Tâm lý trẻ mới đi học: Trong giai đoạn chuyển tiếp từ môi trường vui chơi tự do ở nhà sang môi trường lớp học phải làm theo nhiều nguyên tắc, lại không có người thân xung quanh, trẻ dễ hoảng loạn và dễ giật mình, nằm mơ và khóc trong đêm.
  • Hệ thần kinh của trẻ bị tác động nhiều vào ban ngày: Bé nô đùa nhiều hoặc xem các bộ phim quá bạo lực thì đêm đến trẻ hay mơ và hoảng loạn.

Khám phá thêm:

Dấu hiệu bé từ chối đi học

Nếu con bạn không chịu đến trường sau khi nghỉ dài, thì hãy căn cứ vào các dấu hiệu dưới đây để nhận ra bé thực sự có vấn đề khi đến trường:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Khóc, nổi cơn thịnh nộ, la hét hoặc la hét khi mẹ chuẩn bị chở đi học
  • Trốn hoặc nhốt mình trong phòng
  • Không chịu cho cha mẹ chở đi học
  • Cầu xin hoặc nài nỉ cha mẹ đừng đi khi đến trường
  • Giả vờ khóc vì các cơn đau nhức và ốm trước khi đi học
  • Lo lắng nhiều hơn khi cha mẹ nói về ngày đi học
  • Gặp khó khăn khi ngủ

Nguyên nhân bé không muốn đi học

Nếu việc bé khóc khi đi học được kéo dài, thì có thể không chỉ có nguyên nhân từ kỉ nghỉ. Nó có thể liên quan đến lo lắng, ám ảnh, sợ hãi, khó khăn trong học tập, các vấn đề xã hội ở trường hoặc trầm cảm.

Việc bé không muốn đi học không phải do kì nghỉ có thể bắt đầu dần dần hoặc xảy ra đột ngột. Đó có thể là:

  • Căng thẳng ở nhà hoặc trường học hoặc với bạn bè cùng trang lứa
  • Xung đột trong gia đình và bạn bè
  • Thay đổi trường học hoặc thay đổi thời gian học
  • Chuyển nhà
  • Trẻ đi học khóc nhiều vì bị bắt nạt hoặc trêu chọc
  • Vấn đề với một giáo viên
  • Kết quả học tập kém.

Một đứa trẻ luôn từ chối đến trường đều có thể:

  • Tránh những điều làm trẻ sợ, như bài kiểm tra, một số giáo viên, căng tin, v.v.
  • Tránh giao tiếp với giáo viên, bạn bè
  • Theo dõi những gì đang xảy ra ở nhà, chẳng hạn như một thành viên trong gia đình hoặc vật nuôi bị ốm.

Bước đầu tiên để giải quyết vấn đề từ chối đi học của con bạn là cố gắng hiểu vấn đề gì đang xảy ra ở trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Hỏi trẻ về trường học và tại sao trẻ lại không muốn đi học. Hãy tìm hiểu xem liệu con bạn có đang gặp vấn đề với bạn bè đồng trang lứa hoặc giáo viên không, hoặc liệu chúng có đang cố gắng trốn tránh điều gì đó không.
  • Nếu con bạn cảm thấy khó nói về vấn đề này, hãy kể cụ thể các vấn đề cho bé đánh giá. Ví dụ như chuyện cha mẹ chở đi học, xe buýt của trường, lớp học, lớp chuyên, giáo viên, bạn bè đồng trang lứa, giờ giải lao và nghỉ trưa v.v. Trẻ nhỏ hơn có thể dễ dàng cho bạn biết cảm giác của chúng hơn bằng cách chỉ vào tình huống cụ thể hoặc các bảng “mặt cười” và “mặt khóc”.
  • Hãy nghĩ xem liệu có điều gì xảy ra ở nhà khiến con bạn không muốn đi học không. Chẳng hạn như chuyện buồn, chuyển nhà, người thân đang bệnh v.v

Làm sao để bé đi học không khóc?

Làm việc với nhà trường

Làm thế nào để trẻ đi học không khóc? Bạn nên bắt đầu bằng cách nói chuyện với giáo viên hoặc bảo mẫu tại trường của trẻ.

  • Nói với nhà trường về tình trạng trẻ không chịu đi học sau kì nghỉ, nhất là các vấn đề nghiêm trọng hơn như bị bắt nạt, khó khăn trong học tập, các vấn đề về sức khỏe tâm thần v.v.
  • Nếu con bạn đang bị bắt nạt, hãy nói về việc điều này ảnh hưởng đến con bạn như thế nào. Bạn có thể yêu cầu nhà trường có cách quản lý và ngăn chặn bắt nạt.
  • Nếu con bạn gặp khó khăn trong học tập khiến con bạn không muốn đi học, hãy hỏi nhà trường có thể hỗ trợ gì.
  • Nếu tình hình nghiêm trọng, hãy yêu cầu nhà trường cho trẻ tập làm quen dần với thời khóa biểu đi học lại. Ví dụ, con bạn có thể bắt đầu với một ngày học ngắn hơn hoặc với các môn học yêu thích của chúng, và từ từ thay đổi.

Khám phá thêm:

Trò chuyện thẳng thắn với con trẻ

  • Cho con bạn thấy rằng bạn hiểu tâm lý của chúng. Ví dụ: bạn có thể nói: “Mẹ biết con không muốn đi học. Con có muốn nói cho mẹ biết vì sao không?’
  • Sử dụng những câu nói rõ ràng, bình tĩnh để cho con bạn biết rằng bạn muốn con đi học lại. Nói “khi nào” thay vì nói “nếu”. Ví dụ: bạn có thể nói: “Khi mai con đi học…” thay vì “Nếu mai con đi học…”
  • Nói những điều tích cực và khuyến khích con đi học. Ví dụ: “Con đi học là giỏi nhất nhà đó!” Điều này sẽ xây dựng sự tự tin cho con bạn.
  • Sử dụng những câu nói trực tiếp, không cho con bạn cơ hội để nói “Không”, Ví dụ như: “Tới giờ dậy rồi!” hoặc “Con ơi dậy đi tắm nào!”

Tập cho con đi học lại qua những thói quen tại nhà

  • Hãy bình tĩnh. Nếu chính bạn sốt ruột và lo lắng, căng thẳng thì có thể khiến trẻ còn hoảng loạn hơn.
  • Lên kế hoạch cho một ngày mới bằng cách thực hiện các thói quen buổi sáng và buổi tối. Ví dụ, chuẩn bị đồng phục, cặp sách vào buổi tối, đưa con đi tắm khi thức dậy,  đi ngủ đúng giờ.
  • Làm cho ngôi nhà của bạn trở nên “nhàm chán” cho trẻ thấy việc đi học là điều cần thiết. Điều này có nghĩa là cho bé xem ít TV, chơi game, xem điện thoại lại.
  • Cho con bạn làm bài tập thêm khi ở nhà. Điều này sẽ giúp trẻ không bị tụt hậu với bạn trên lớp.

Theo Raisingchildren.net.au

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Sofia