Kinh nghiệm sau sinh chăm sóc sản phụ với những biện pháp đúng đắn sẽ giúp các mẹ mau chóng hồi phục để chăm sóc bé sơ sinh. Sau những ngày nằm viện, các mẹ được bác sĩ cho về nhà nhưng sức khỏe vẫn chưa hoàn toàn bình phục đâu nhé.
- Các vấn đề bà đẻ thường gặp sau sinh
- Kinh nghiệm sau sinh – Vấn đề đi lại và nghỉ ngơi
- Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
- Kinh nghiệm sau sinh bổ ích về bầu sữa mẹ
- Vấn đề vệ sinh cá nhân
- Vấn đề về tinh thần
Các vấn đề bà đẻ thường gặp sau sinh
Trong các vấn đề gặp phải sau sinh thì người mẹ đặc biệt phải chú ý đến vấn đề sản dịch. Sản dịch bao gồm cả máu, cả dịch nhầy và những lớp màng còn sót lại trong tử cung. Sau khi sinh nên cho con bú ngay sẽ có nhiều tác dụng trong đó có tác dụng thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn. Đặc biệt lưu ý: khi có hiện tượng xuất huyết nhiều, kèm sốt cao, sản dịch có mùi lạ thì ngay lập tức báo với bác sỹ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Trong quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày thì bàng quang sẽ bị chèn ép nhiều. Cần phải có thời gian để có thể tiểu tiện lại được như bình thường. Nếu trong trường hợp đi tiểu bị buốt nhiều, thì nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu là khá cao. Nếu mẹ gặp hiện tượng trên cần phải báo với bác sỹ ngay.
Trong quá trình sinh thường thì tầng sinh môn sẽ bị rạch. Do đó, vết khâu sẽ khiến đau, nhức và rất khó để ngồi hoặc đi lại. Nếu gặp hiện tượng trên thì bạn có thể chườm đá hoặc chườm ấm để giảm đau tức. Nếu bạn sinh mổ thì bạn phải nằm viện ít nhất là 2 đến 3 ngày, để bác sĩ theo dõi vết mổ.
Bạn có thể xem:
Kinh nghiệm sau sinh – Vấn đề đi lại và nghỉ ngơi
Sau sinh, mẹ nên dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt để phục hồi sức khỏe. Khi ngủ nên nằm ngửa duỗi thẳng chân để sản dịch được tống ra ngoài dễ dàng hơn. Sau 6 giờ mẹ nên ngồi dậy đi lại nhẹ nhàng để tránh ứ sản dịch. Nếu vẫn còn mệt mẹ nên nhờ người thân đỡ khi di chuyển.
Tuy nhiên, mẹ cũng không nên vì quá mệt hay đau mà nằm nhiều trên giường. Vận động nhẹ sau khi sinh sẽ giúp các chức năng của cơ thể nhanh chóng phục hồi và khỏe mạnh trở lại.
Ngoài ra, vận động, đi bộ ngắn sau khi sinh sẽ giúp mẹ tránh được tình trạng dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch, tiêu hóa kém hay táo bón,… Lúc chưa được tháo ống thông tiểu, mẹ có thể cử động tay chân nhẹ nhàng, hoặc ngồi dậy. Sau đó, khi đã được tháo ra mẹ hãy bước xuống giường đứng và tập đi bộ chầm chậm trở lại.
Tập thể dục sau sinh sẽ rất tốt cho sức khỏe và tinh thân của mẹ nên vài ngày sau đó, mẹ các bài tập nhẹ nhàng khác nếu mẹ sinh thường. Còn khi mẹ sinh mổ thì phải cần từ 4-6 tuần sau sinh mới được tập luyện. Trước khi tập luyện mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn nhé.
Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
Sau sinh mẹ thường bị mất nhiều máu do đó một chế độ ăn hợp lý và có dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với mẹ bé. Nếu sinh thường, hãy ăn những loại thức ăn kích thích ra sữa để đủ nguồn sữa cho con bú. Nếu sinh mổ mẹ chỉ nên ăn và uống những thức ăn dạng lỏng trong 6 giờ đầu.
- Không nên kiêng khem quá nhiều thức ăn như quan niệm xưa. Hãy ăn uống đủ nhóm chất để con có thể hấp thụ dinh dưỡng đầy đủ nhất.
- Nên chọn loại thức ăn có nhiều dinh dưỡng mà lại dễ tiêu hóa như: Canh trứng gà, cháo nhuyễn, rau xanh, các loại thịt đỏ…
- Không nên ăn mặn, tránh các gia vị có mùi nồng cay có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ khiến trẻ không bú như hành, tỏi, tiêu, ớt…
- Uống nhiều nước như nước lọc, chè vằng, bột ngũ cốc, canh… để đảm bảo đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Bạn có thể xem:
Kinh nghiệm sau sinh bổ ích về bầu sữa mẹ
Đối với vú, ngay những giờ sau sinh đầu tiên, mẹ nên cho bé ti ngay sau khi lau sạch đầu vú, để kích thích tuyến sữa tiết sữa. Mẹ nên cho bé bú chọn sữa non và bú nhiều lần trong ngày.
Nếu việc tiết sữa bị tắc nên tích cực cho bé bú, triệu chứng đó sẽ dần dần mất đi. Tránh vắt, bóp sai cách gây vỡ tuyến, tia sữa. Cho trẻ bú mẹ sẽ giúp tử cung người mẹ co bóp tốt, sớm trở lại kích thước bình thường. Tạo trạng thái tinh thần phấn chấn, gắn bó tình cảm giữa mẹ và con.
Vấn đề vệ sinh cá nhân
Vệ sinh thân thể sau sinh cũng cần phải chú ý, bởi sau sinh sản dịch ra nhiều, cần vệ sinh vùng âm hộ ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Cần thay băng, giấy vệ sinh, khăn, nước rửa cũng phải sạch sẽ. Tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm.
Trong quá trình sinh nở, cơ thể sản phụ tiết ra nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội cho sạch sẽ. Tuy nhiên việc tắm gội cần diễn ra nhanh từ 5-10 phút, không nên tắm trong bồn, chậu. Phòng tắm phải kín gió và nên tắm bằng nước ấm dù thời tiết nóng hay lạnh. Đối với các mẹ đẻ mổ hay cắt tầng sinh môn, nên thận trọng với vết thương để tránh bung tuột mối chỉ.
Mẹ có thể nghe theo kinh nghiệm dân gian, dùng rượu gừng nghệ hạ thổ để giúp giữ ấm cơ thể, giúp cho lỗ chân lông sạch cơ thể dễ chịu thoáng mát.
Vấn đề về tinh thần
Kinh nghiệm cho thấy tinh thần cũng là một yếu tố mẹ bầu không nên chủ quan khi làm mẹ. Đặc biệt với những ai làm mẹ lần đầu, chưa hiểu hết các công việc và áp lực bận rộn của người mẹ. Ví dụ như chăm sóc bé chưa quen, phải thức dậy liên tục vào ban đêm… Kèm theo đó là sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến mẹ trở nên mệt mỏi, tính tình trở lên khó chịu.
Những lúc thế này rất cần sự an ủi, sẻ chia của chồng và người thân. Các mẹ không nên suy nghĩ nhiều tránh tình trạng trầm cảm sau sinh- một căn bệnh hay gặp phải hiện nay.
Theo theAsianparent
Nguồn tham khảo: Hướng dẫn chăm sóc bà mẹ sau sinh mổ – Vinmec
Xem thêm
- Chăm sóc vùng kín sau sinh để tránh bị tàn phá nặng nề!
- Các món ăn nhiều sữa cho mẹ sau sinh nên ăn!
- Trầm cảm sau sinh – Xin đừng chủ quan!
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!