Khủng hoảng tuổi lên 2: Giai đoạn cái gì con cũng nói "KHÔNG"

Trẻ lên hai, bé nào cũng sẽ trải qua giai đoạn nói "không"này đó chính là một phần trong khủng hoảng tuổi lên 2 - khi sự phát triển về hành vi và tâm lý thay đổi rất nhiều và vượt lên mốc mới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lời khuyên cho việc xử lý vấn đề khủng hoảng tuổi lên 2 một cách hiệu quả cho sự phát triển của bé, bố mẹ hãy thử 5 cách dưới dây.

Khủng hoảng tuổi lên 2 - Giai đoạn "không"

Đó là một trong những giai đoạn khó chịu nhất cho cha mẹ. Tuy nhiên, câu trả lời của con thì rất ư là tự tin 'Không' một cách rõ to và dõng dạc! Và thưa các cha mẹ đó là khủng hoảng tuổi lên 2 bắt đầu!

Giai đoạn "không" là một trong những cách mà trẻ ở độ tuổi 1 - 2 đang học để khẳng định mình. Đó không phải là một điều xấu, hay đáng lo ngại gì cả, chỉ là một mốc phát triển ở độ tuổi của con. Ở độ tuổi này, con khám phá ra rằng con có một ý chí riêng của con và 'có thể' làm những điều trái với mong muốn của cha mẹ.

Trong khi hầu hết các bậc cha mẹ bỏ qua hay thờ ơ với giai đoạn 'không' hay khủng hoảng tuổi lên 2, và đôi khi phát điên lên với giai đoạn này của con. Bạn sẽ chọn gì - bị từ chối hoặc có một con gấu bông ném vào bạn? Một số ít cha mẹ, (hoặc nhiều) đã dùng phương pháp đánh trẻ - nhưng sự thật là điều đó chẳng giúp gì cho con bạn và chính bạn ngoài việc hằn lên những vết thương tâm lý cho trẻ mà thôi.

Đối phó với giai đoạn "không"

Có 5 điều cơ bản bạn có thể làm để giải quyết giai đoạn 'không'. Và giống như bất kỳ công cụ làm cha mẹ khác, đây không phải là một điều bí mật gì cả '. Nó không phải là thần chú chỉ một đêm là hiệu quả, tất cả đều cần thời gian để thích ứng và thay đổi hành vi. Điều quan trọng là làm cho con bỏ đi hành vi hiện tại của mình và cho con điều kiện chấp nhận những thói quen mới. Nghiên cứu cho thấy rằng có thể mất đến 66 ngày điều trị liên tục - bạn phải thử những điều này một cách nhất quán ít nhất trong hai tháng.

Vì vậy, đây là 5 điều bạn làm để xử lý khủng hoảng lên 2 - giai đoạn "Không" này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1 # Ngừng sử dụng phủ định trong các cuộc trò chuyện của bạn với con

Trong nhiều trường hợp, cha mẹ có trách nhiệm xác nhận tiêu cực của bé. Tìm hiểu xem bạn có thường xuyên nói với con mình không. Vì vậy, thay vì nói, "Đừng hét lên", hãy nói, "Xin hãy nói với giọng nhỏ hơn". Trẻ em đáp ứng yêu cầu tích cực và lại rất dễ dàng làm theo những điều tiêu cực hơn.

2 # Ngừng ra lệnh với con!

Một phần mở rộng của quy tắc 80/20 khi nói đến làm cha mẹ là, bạn nên biết khi nào yêu cầu và khi nào thì ra lệnh. Thường ra lệnh thì trẻ sẽ làm ngược lại, vậy sự ra lệnh thật sự không hiệu quả ở đây! hãy sáng tạo và sử dụng cách nói một cách hào hứng hơn để trẻ tham gia, vì dụ, thay vì nói , "con phải đi tắm", Hãy nói, "Yay! Đến giờ tắm rồi! "

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu cách nói của bạn đủ hứng thú, rất có thể là những đứa trẻ sẽ trở nên tò mò và kết thúc việc làm.

3 # Cung cấp các lựa chọn thay thế có giới hạn để lựa chọn

Trẻ chập chững biết đi cũng bận rộn như các CEO của hầu hết các công ty đa quốc gia. Họ không có thời gian để tìm ra giải pháp cho mọi câu hỏi của bạn! Rất may, không giống như các ông chủ bận rộn, trẻ mới biết đi cho phép bạn đưa ra một số quyết định cho trẻ. Vì vậy, để làm cho cuộc sống của trẻ dễ dàng hơn, thay vì hỏi trẻ, "bây giờ con muốn làm gì?", Hãy hỏi gởi ý như là, "Con thích chơi với bạn gấu hay chúng ta cùng đọc một cuốn sách?"

4 # Hãy để con tự giải quyết theo cách của mình trong một số trường hợp

Trở lại quy tắc 80/20, có một số điều mà bạn thực sự có thể để cho con của bạn quyết định. Vì vậy, trong những trường hợp như vậy, hãy để con là chính mình. Con trai tôi 14 tháng tuổi. Chúng tôi để anh ta khám phá xung quanh mà không ngăn cản con lại. Nhưng khi con có động thái ảnh hưởng đến việc an toàn, chúng tôi sẽ lập tức ngăn con lại. Và như vậy, con dần sẽ hiểu khi nào để phản đối và khi nào phải chấp nhận!

Tương tự như vậy, hãy để con kiểm soát một số điều trong cuộc chơi riêng của con. Nếu con bạn quyết định trở thành một công chúa và du hành vũ trụ, hãy để con làm nếu bạn có thể giúp con thế càng tốt! Nếu bạn làm điều đó, con sẽ lắng nghe bạn hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5 # Chờ và theo dõi

Nếu mọi thứ thất bại, hãy nhớ, đây cũng là một giai đoạn. Một trẻ mới biết đi không nhất thiết có nghĩa là một thiếu niên gặp rắc rối. Chẳng bao lâu, từ vựng của con sẽ mở rộng và con sẽ tìm ra những cách khác để tương tác tốt hơn là suốt ngày nói "Không". Chỉ cần con phải biết con nói "Không" được tôn trọng, nhưng con không được ném đồ vào ai đấy khi tỏ ra giận dữ. Theo thời gian mọi thứ sẽ trôi qua, con sẽ học và thích ứng tốt lên!

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

MeKrobis