Nguyên nhân không có sữa sau sinh và bí quyết “gọi sữa về” 1 cách nhanh nhất

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tình trạng không có sữa sau sinh làm cho không ít bà mẹ cảm thấy hoang mang, bối rối không biết nguyên nhân từ đâu và làm như thế nào để gọi sữa về nhanh chóng. Nếu không may rơi vào hoàn cảnh này, mẹ nên tìm hiểu để biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng không có sữa sau sinh một cách hiệu quả giúp con yêu có thể sớm nhận được nguồn dinh dưỡng quý giá này.

Cơ chế hình thành sữa mẹ

Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra các hormone như prolactin, cortisol, oxytocin và insulin. Các loại hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất sữa mẹ.

Prolactin là 1 loại hormone thúc đẩy cơ thể người mẹ sản xuất sữa, tăng lên trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, do ảnh hưởng của progesterone - 1 hormone do nhau thai sản xuất, có tác dụng ức chế cơ thể phản ứng hiệu quả với prolactin - mà cơ thể bạn không sản xuất sữa.

Thông thường, mẹ thường chỉ tiết sữa sau khi em bé chào đời, nhau thai đã bong và các hormone do nhau thai tiết ra cũng đã sụt giảm nồng độ. Sự sụt giảm nồng độ của progesterone chính là yếu tố kích hoạt việc sản xuất sữa mẹ. Do đó, sau khi sinh, 2 bầu vú của mẹ dần trở nên căng tức, núm vú rỉ sữa. Đây là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sữa mẹ đã “về”.

Tại sao mẹ không có sữa sau khi sinh?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, đối với 1 số bà mẹ, việc không có sữa, “sữa về” chậm sau sinh hoặc không có đủ sữa cho bé bú khiến họ không khỏi lo lắng. Cùng điểm qua các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ không có sữa sau sinh dưới đây xem mẹ đang gặp phải ở trường hợp nào nhé.

Do cơ địa của mẹ

Khoảng 90% các mẹ có đủ sữa cho con bú. Vẫn có 10% mẹ không có sữa hoặc không đủ sữa con bú dù đã dùng nhiều biện pháp can thiệp. Trong trường hợp này, mẹ có thể lựa chọn xin sữa hoặc cho bé sử dụng sữa công thức.

Thói quen sinh hoạt khi mang thai

Những mẹ bầu có lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không phù hợp, sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích gây nghiện có thể gặp vấn đề với quá trình sản xuất sữa mẹ sau sinh. Chính vì vậy, để đảm bảo nguồn sữa cho bé sau sinh, mẹ bầu cần xây dựng thói quen vận động thể chất phù hợp, chế độ ăn uống lành mạnh, không sử dụng rượu bia, cà phê.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tác dụng phụ của 1 số loại thuốc và thảo dược

Việc sử dụng một số loại thuốc và thảo dược trước khi sinh con hay ngay sau khi sinh có thể là tác nhân cản trở cơ thể bạn sản xuất sữa mẹ. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng việc mẹ bầu dùng thuốc giảm đau trong khi chuyển dạ có thể trì hoãn sự khởi đầu của việc tiết sữa. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về các loại thuốc trước khi có ý định sử dụng.

Ngoài ra, mẹ sinh mổ sử dụng thuốc gây tê tủy sống cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của người mẹ. Các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, nhiễm trùng sử dụng trong quá trình mổ lấy thai cũng ức chế hormone sản xuất sữa, dẫn đến mẹ mất sữa sau khi hồi phục.

Căng thẳng, stress sau sinh

Đón thêm 1 thành viên mới, cuộc sống của mẹ bỉm đảo lộn hoàn toàn. Chính vì vậy, mẹ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, lo âu có thể dẫn đến stress, trầm cảm sau sinh. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu làm mẹ không có sữa sau sinh. Bên cạnh việc cho con bú sớm để kích thích tuyến sữa thì việc nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp sữa về dồi dào hơn giúp mẹ giải tỏa được lo âu.

Cho bé bú sai cách, không cho con bú thường xuyên

Bé bú không đúng cách gây ảnh hưởng lớn tới phản xạ tiết hormone prolactin sản xuất sữa mẹ. Bé bú đúng cách là khi con ngậm hết quầng thâm vú mẹ, khi bú không phát ra tiếng động chụt chụt…, lực mút vú mẹ mạnh và mẹ cảm nhận rõ ràng phản xạ xuống sữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mặt khác tuyến sữa được sản xuất theo nhu cầu bú của bé, nhiều mẹ lo lắng những ngày đầu sau sinh không có đủ sữa cho bú nên tập cho bé bú bình sớm dẫn đến trường hợp bé quen bú bình và không chịu bú sữa mẹ nữa. Bé bú mẹ ít nên cơ thể mẹ không có phản xạ tiết sữa dần dần dẫn tới lượng sữa mẹ bị giảm dần.

1 số nguyên nhân khác:

  • Sót nhau sau sinh nhưng không kịp thời phát hiện
  • Mẹ từng phẫu thuật vú hoặc sinh thiết cắt bỏ khối u ở vú, dẫn lưu áp xe vú, phẫu thuật nâng ngực hoặc giảm kích cỡ ngực.
  • Người mẹ bị thiểu sản tuyến vú – mô vú thuyên giảm đáng kể ở 1 hoặc 2 bên ngực
  • Mẹ mắc các bệnh về tuyến giáp nên mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến ít tiết sữa hoặc không có sữa
  • Mắc bệnh nặng như nhiễm trùng, cao huyết áp, đái tháo đường…

Bí quyết gọi sữa về cho mẹ sau sinh không có sữa

Cho trẻ bú sớm ngay sau sinh ngay cả khi chưa có sữa

Một trong những cách gọi sữa về cho con bú sau sinh đó là mẹ nên cho bé bú từ sớm, ngay từ khi bé chào đời. Trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non có chứa nhiều kháng thể giúp trẻ sơ sinh chống lại các bệnh nhiễm trùng. Việc cho bé bú đều đặn sẽ giúp tăng hormone trong cơ thể mẹ, kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh, giúp mẹ tiết ra nhiều sữa hơn và không sợ bị mất sữa khi cho bé bú lâu dài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Massage bầu vú

Massage, chườm ấm bầu vú sẽ giúp cho kích thích tuyến sữa trong ngực để tiết sữa ra nhiều hơn. Cần massage 2 bầu vú một cách thường xuyên thì mới có thể kích thích được tuyến sữa hoạt động. Lưu ý khi massage, mẹ cần massage nhẹ nhàng, xoa đều 2 bên vú... Nếu đầu vú bị tụt vào trong thì mẹ nên dùng tay kéo ra hoặc dụng cụ trợ ti để khắc phục.

Vắt sữa thường xuyên kể ngay cả khi chưa có sữa

Bạn nên cho bé bú, hút bằng máy, hoặc vắt tay cứ mỗi 2 đến 3 giờ. Bạn càng cố gắng hút sữa thường xuyên, cơ thể bạn càng biết tăng bài tiết sữa nhiều hơn cho em bé. Đặc biệt là vì 1 lý do bất khả kháng bạn không thể cho bé ti trực tiếp, hãy sử dụng các dụng cụ hỗ trợ hút sữa để duy trì nguồn sữa mẹ.

Dinh dưỡng hợp lý trước và sau khi sinh

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ do đó mẹ cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ngay từ khi mang thai. Sau khi sinh, người mẹ cần phải ăn uống đủ chất, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi cũng như làm việc hợp lý. Để có nhiều sữa sau khi sinh, mẹ phải luôn giữ tinh thần thoải mái, không được căng thẳng và lo lắng kể cả khi mẹ bị ít sữa. Mẹ cần bổ dung đủ nước, các thức ăn giàu đạm, vitamin, chất khoáng và các yếu tố vi lượng…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn cũng không nên quá lo lắng nếu mình chưa có sữa

Có nhiều cách để đảm bảo rằng em bé vẫn khỏe mạnh và được bú đầy đủ. Nếu bạn sinh non và em bé vì lý do nào đó cần sữa, đừng quá lo lắng. Các nhân viên y tế sẽ cho bé ăn sữa mẹ nhiều nhất có thể và bổ sung cho bé sữa công thức khi cần thiết.

Việc dùng sữa công thức trong thời gian chờ sữa về không có nghĩa là bạn sẽ không thể cho con bú sau này. Bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra những sự lựa chọn phù hợp cho bé và cho bản thân bạn.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi