Huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ là một bệnh lý NGUY HIỂM mà mẹ bầu phải biết!

Bắp chân bị đau nhức tưởng là chuyện bình thường nhưng thực chất là một trong những triệu chứng của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ. Nếu không sớm phát hiện và chữa trị có thể ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi. Đọc bài viết của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Huyết khối tĩnh mạch sâu là hiện tượng cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu của cơ thể. Nguy cơ mắc bệnh này ở phụ nữ mang thai là khá cao. Một số triệu chứng mẹ cần biết khi bị bệnh lý trên là: bắp chân bị đau nhức ở mức độ nhẹ hoặc nặng, da chân bị nóng kỳ lạ, vùng bị bệnh có màu khác thường,… Khi có các dấu hiệu này, mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?
  • Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao
  • Trường hợp mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh cao
  • Dấu hiệu mẹ cần lưu ý khi mắc bệnh
  • Mẹ bầu bị bệnh lý này có sao không?
  • Các biện pháp phòng tránh huyết khối tĩnh mạch sâu ở thai phụ

Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?

Huyết khối tĩnh mạch sâu (hay còn gọi là DVT) là hiện tượng cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu của cơ thể. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ những khu vực trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là các tĩnh mạch sâu ở chân.

Bạn có thể chưa biết:

Đâu là những dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai 3 tháng giữa?

Bà bầu bị thiếu máu có nguy hiểm cho thai nhi không?

Theo dòng máu về tim, huyết khối tĩnh mạch sâu được tim co bóp và đẩy lên gây thuyên tắc phổi. Thuyên tắc phổi là một biến chứng nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cao.

Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Khi mang thai, mẹ bầu có sự thay đổi trong quá trình đông máu. Máu có xu hướng tăng đông máu nhanh hơn để bảo vệ mẹ khỏi tình trạng xuất huyết trong tử cung và hỗ trợ cầm máu trong quá trình sinh con. Vì máu dễ đông nên nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu ở phụ nữ mang thai khá cao. Hơn nữa, trong thời gian mang thai, dòng máu từ chân trở về tim bị cản trở, làm ứ đọng máu và giảm lưu lượng tuần hoàn. Đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân của mẹ bầu.

Trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ, nguy cơ mắc bệnh là tương đương nhau. Tuy nhiên, khả năng bị bệnh lý này sẽ tăng cao ở 3 tháng cuối và 3 tuần đầu sau sinh. Sau 6 tuần đầu sau sinh, nguy cơ mắc bệnh giảm.

Trường hợp mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh cao

  • Trên 35 tuổi
  • Bị tiền sản giật
  • Mang đa thai
  • Vận động ít trong thời gian dài
  • Nguy cơ tăng đông máu cao từ nhỏ
  • Có tiền sử bị bệnh trước đó. Gia đình có người đã từng bị huyết khối tĩnh mạch
  • Sử dụng thuốc lá hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc
  • Thừa cân hoặc béo phì (chỉ số BMI > 30 trong lần đầu đi khám)
  • Trong tử cung, thai chậm phát triển
  • Trước đó có mổ lấy thai cấp cứu
  • Mẹ bầu mắc các bệnh về nội khoa như: ung thư, lupus ban đỏ, bệnh hồng cầu hình liềm, tiểu đường.

Mẹ bầu thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao

Dấu hiệu mẹ cần lưu ý khi mắc bệnh

Thực chất, bệnh này không có dấu hiệu rõ ràng ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ có thể nhận biết huyết khối tĩnh mạch sâu thông qua một số triệu chứng như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bắp chân bị đau nhức ở mức độ nhẹ hoặc nặng, cơn đau tăng lên khi mẹ đi lại
  • Da chân có cảm giác nóng kỳ lạ. Vùng bị bệnh thường nóng hơn so với những khu vực khác
  • Thường bị sưng ở một bên chân và bạn có thể nhận thấy sự khác biệt ở hai chân
  • Màu ở vùng da bị huyết khối tĩnh mạch sâu có sự thay đổi: Chuyển thành màu xanh đen hoặc một màu khác bất thường.
  • Những tĩnh mạch nông giãn hơn bình thường

Một số biểu hiện khi huyết khối tĩnh mạch sâu gây biến chứng làm tắc phổi như: đau ngực; ho nhiều, có lúc ho ra máu; không rõ nguyên nhân gây khó thở;… Khi có những triệu chứng trên, mẹ nên đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng phương pháp siêu âm doppler để phát hiện bệnh ở chân.

Bạn có thể chưa biết:

Tê tay khi mang thai có phải dấu hiệu của bệnh nguy hiểm không?

Bà bầu sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi?

Mẹ bầu bị bệnh lý này có sao không?

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi. Nếu bị bệnh này, hai mẹ con sẽ gặp những biến chứng như sau:

  • Đối với người mẹ: bị thuyên tắc phổi, tắc mạch máu não, nhồi máu cơ tim làm nguy cơ tử vong ở mẹ cao.
  • Đối với thai nhi: Cục máu đông trong nhau thai làm cản trở quá trình nuôi dưỡng thai khiến thai phát triển chậm, sảy thai. Thậm chí, nó còn dẫn đến nguy cơ sinh non và vỡ ối sớm.

Các biện pháp phòng tránh huyết khối tĩnh mạch sâu ở thai phụ

  • Thường xuyên vận động hoặc tập các bài thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ (đối với trường hợp không có chống chỉ định)
  • Nếu thuộc đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, mẹ cần đi khám để phát hiện sớm
  • Không sử dụng thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc một cách tối đa
  • Kiểm soát cân nặng trong thai kỳ: Cần có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng chất béo có hại, bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh và uống nhiều nước.

Mẹ bầu nên ăn nhiều rau quả, trái cây để phòng tránh bệnh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã có những thông tin bổ ích về bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ. Để phòng bệnh, mẹ nên thường xuyên vận động, có chế độ ăn uống hợp lý, không sử dụng thuốc lá. Nếu thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao, bạn cần đi khám để phát hiện bệnh sớm. Điều này không chỉ giúp mẹ có sức khỏe tốt trong thai kỳ mà còn hỗ trợ thai nhi phát triển bình thường trong bụng.

Nguồn: Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Karen Nguyen Le